Loài lan được người Việt ưa chuộng làm cây cảnh và đây là TRỌN BỘ kĩ thuật trồng, chăm sóc

Lan Tiêu là một trong những loại cây cảnh được nhiều gia đình Việt ưa chuộng để trồng nhờ vẻ đẹp rực rỡ, mùi hương vô cùng dễ chịu và bóng mát của chúng đồng thời giúp thanh lọc không khí, bụi bẩn.

Hoa Lan Tiêu khi mới chớm nở thì bông hoa chụm lại chúm chím tựa như vẻ đẹp ẩn sâu đầy quyến rũ của người con gái. Khi hoa nở rộ thì các cánh hoa xòe bung ra mang ý nghĩa cho sự viên mãn, hạnh phúc đạt được sau khi đã trải qua những vất vả, khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hoa Lan Tiêu còn có nhiều ý nghĩa giá trị trong Phật giáo, cụ thể đó là nụ cười của Đức Phật Như Lai mang đầy đủ từ, bi, hỷ, xả trong cuộc sống.

  1. Đặc điểm của Lan Tiêu 

Lan Tiêu, tên khoa học là Campsis grandiflora, là loài thực vật thuộc họ Núc Nác. Chúng có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực Bắc Mỹ, nay xuất hiện vô cùng phổ biến trên toàn thế giới.

Tại nước ta, loài hoa này còn được người dân gọi với nhiều cái tên như hoa Lăng Tiêu, hoa Đăng Tiêu hay hoa Nữ Uy,…

Lan Tiêu có thể mọc leo bám cho nên thường được trồng trong vườn nhà để làm cây dây leo, giúp trang trí hàng rào, cổng nhà, tường,..

Cách nhận biết Lan Tiêu:

– Thân cây: Loài thân thảo, thân cây hơi giống cây dây leo và có khả năng hóa gỗ khi được trồng lâu năm. Ngoài ra thân cây còn có màu nâu xám nhạt, thi thoảng có xuất hiện một số rễ ký sinh.

– Lá cây: Có dạng hình bầu dục thuôn dài, màu xanh lục; chính giữa có một đường gân nổi bật và hằn sâu. Lá mọc ra từ thân và có cuống rất ngắn, ngoài ra chúng còn mọc thành từng chùm từ 5 -7 lá trên một đoạn cành.

– Hoa: Hoa Lan Tiêu có hình dạng chụm lại với màu trắng hồng hoặc hồng, đỏ là chủ đạo. Hoa thường từ tháng 5 đến hết tháng 9 với mùi rất thơm, khá giống với mùi chuối chín.

2. Kỹ thuật trồng hoa Lan Tiêu

– Phương pháp trồng

Lan Tiêu chủ yếu được trồng bằng phương pháp giâm cành, bên cạnh đó bạn cũng có thể gieo hạt. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là cần thời gian dài để cây có thể nảy nở và sinh trưởng.

– Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng thích hợp nhất với lan tiêu là loại đất có độ tơi xốp tốt, nhiều dinh dưỡng. Bạn có thể trộn thêm các loại phân trùn, phân ủ mục, phân hữu cơ trước khi đem đi trồng cây để tăng cường dinh dưỡng trong đất.

– Cách trồng

Trước tiên, chọn một cành cây từ cây hoa mẹ khỏe mạnh, không bị bệnh và trên cành có một số lá tươi tốt.

Tiếp theo ngâm cành cây trong dung dịch kích rễ từ 4- 6 tiếng rồi mới đem ra ngoài chậu đất để giâm vào trong đất.

Sau 2-3 tuần là cành cây sẽ bắt đầu cho ra rễ và sinh trưởng như một cây mới khỏe mạnh. Trong thời gian này, chú ý tưới nước thường xuyên cho cây.

3. Cách chăm sóc hoa Lan Tiêu nở rực rỡ

– Điều kiện ánh sáng

Do là cây dây leo có khả năng sinh trưởng tốt và nhanh chóng nên Lan Tiêu rất cần ánh sáng để phát triển. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng chúng dưới ánh nắng mặt trời lâu ngày.

– Điều kiện nước tưới

Bạn nên duy trì tưới đều đặn cho hoa Lan Tiêu 2 lần mỗi ngày vào mỗi sáng sớm và chiều tối để cây có đủ độ ẩm, tạo điều kiện sinh trưởng tốt hơn. Tránh tưới quá nhiều có thể gây ngập úng, nghiêm trọng hơn có thể làm chết cây.

– Bón phân

Lan Tiêu thích hợp với bón phân hữu cơ hoặc NPK vào thời điểm mới trồng, khi cây chuẩn bị ra hoa. Ngoài ra bạn có thể bón lót cho cây 3- 4 tuần/lần bằng cách pha loãng với nước để tưới cho cây.

– Phòng trừ sâu bệnh

Lan Tiêu rất hiếm khi gặp phải sâu bệnh vì vậy bạn không phải đau đầu việc phòng trừ sâu bệnh cho chúng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng đừng quên cắt tỉa bớt cho cây nhằm loại bỏ các cành lá khô héo để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.

>>> XEM THÊM: Trọn bộ bí quyết chọn và trồng phong lan cực quan trọng nhưng không phải ai cũng biết