3 bước cực dễ làm thuần dưỡng và cách chăm sóc lan rừng đúng chuẩn

Hoa lan rừng ngày nay không chỉ là trào lưu mà còn là đam mê của nhiều tay chơi lan nhờ vẻ đẹp của hoang dã và sức sống mãnh liệt của loài lan này.

Không chỉ vậy, lan rừng còn có gia trí cao tuy nhiên việc thuần chúng không phải dễ dàng, một số loài còn đặc biệt khó thuần. Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu kĩ thuật thuần lan rừng hiệu quả nhé!

Cách thuần dưỡng lan rừng

Lan rừng vốn là loài lan sống tự nhiên vì vậy khi mang lan rừng trồng ở môi trường quanh nhà thì trước tiên bạn phải làm là thuần dưỡng chúng quen với điều kiện khí hậu tại môi trường đó, và đảm bảo một chế độ chăm sóc hoàn toàn khác với dòng lan công nghiệp.

Cụ thể như sau:

– Lan rừng trong tự nhiên vốn có đặc tính sống bám và thân cây khác vì vậy khi thuần dưỡng chúng, bạn hãy tọa cho chúng sống tốt tại môi trường nhà mình bằng cách để lan lan bám vào thân cây, đặt ở những nơi thoáng gió, ít nắng chói.  Vì vậy khi lấy lan từ tự nhiên, bạn chú ý tách cả phần vỏ gỗ mà cây đang bám chứ không nên chỉ lột bỏ rễ của chúng.

– Tiếp theo, lấy gỗ mục bó lại quanh khóm lan, đặt nơi thoáng mát. Thời gian này, bạn có thể tưới cho lan vài lần mỗi ngày và nên tưới bằng cách phun sương lên lá. Sau 1 tháng, tiến hành tách chiết khóm lan thành các nhánh rồi trồng lại vào giò với xơ dừa hoặc mùn cưa.

– Quá trình chăm sóc lan chú ý không đặt cây ở nơi nắng gắt, nắng trực tiếp, thỉnh thoảng mang giò lan ra ngoài trời phơi qua đêm. Trồng lan rừng, bạn cũng cần biết điều chúng “không thích” chính là phân bón hóa học.

Lưu ý: Lan rừng ưa ẩm và bóng râm vì vậy người chơi phải thực hiện những biện pháp bảo đảm điều kiện ánh nắng phù hợp nhất cho lan.

Cách chăm sóc lan rừng dúng chuẩn

– Đối với phong lan: Không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào, tránh nắng quái chiều và gió tây.

Nếu có điều kiện hoặc trồng quy mô, hãy thiết kế giàn che mát cho llan có bằng lưới hoặc nilong tuy nhiên phải đảm bảo có lỗ thoáng khí để cây có thể quang hợp.

Không phun nước xối xả mà nên tưới bảng cách phun sương cho toàn bộ cây và giá thể. Lựa chọn 2 thời điểm sáng sớm và chiều tối để tưới.

– Đối với địa lan: Địa lan cũng có nhu cầu đất trồng phải tơi xốp, nhiều màu, tránh gió khô, gió lùa. Bạn có thể làm mát đất bằng cách phun tưới nước loang theo bóng tán.

Hạn chế việc bón phân NPK vì nó chỉ thích hợp với cây lương thực, hoa màu. Khi lan ra hoa, để đảm bảo chất lượng hoa bạn nên tưới nước vo gạo, nước ngâm tro hoai hoặc rắc xỉ than,…

>>> XEM THÊM: TOÀN TẬP cách phòng bệnh héo rễ thường gặp từ 2 nghệ nhân trồng lan nổi tiếng