Chi tiết kiến thức cho người yêu lan Kiều: Cách trồng và kích hoa

GIÁ THỂ

Lan Kiều phù hợp với nhiều loại giá thể như dớn đen, vỏ thông, gỗ lũa, gỗ vú sữa,…

BÓN PHÂN VÀ CHĂM SÓC

Một số gợi ý cho cách chăm sóc, bón phân với lan Kiều:

– Phân trùn quế + phân Nhật tan chậm bỏ chung vào túi lưới nhựa đặt dưới gốc lan, chú ý không đặt sát gốc. Thay định kỳ 6 tháng mỗi lần.

– Pha Vitamin B1 15 giọt + 1 nắp nước suối dịch chuối + super thrive 15 giọt trong 1 lít nước bón 1 tuần/lần.

Cho cây ăn 50% nắng + độ ẩm không khí tốt.

KÍCH HOA

Nếu bạn trồng lan Kiều mà mãi không có hoa thì có thể tham khảo cách làm dưới đây:

-Trước tiên, dùng mũi khoang nhỏ nhất khoan 1 lỗ vào phần phình to của thân kiều (khu vực Kiều hay ra ngồng hoa).

-Tiếp theo, chích 1 giọt Keiki Duy đỏ vào lỗ mình đã khoan, sau đó bôi keo liền sẹo vào ngay lập tức. Chờ ngày hôm sau phun 6-30-30 liều lượng 1g/lít, phun 3 ngày/lần và nghỉ cho đến khi thấy cây nhú ngồng thì ngưng.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI KÍCH HOA LAN KIỀU

Chỉ kích những thân đủ già, nhìn mắt hoa trên thân chuyển sang màu nâu đậm. Những thân có 3-4 mắt, năm nay đã cho hoa, năm sau vẫn có thể kích cho hoa tiếp được.

Phải tính ngày kích hoa và khoảng thời gian này thay đổi theo vùng miền. Như trong Nam từ ngày kích đến ngày nở là 45 ngày, miền Bắc mất 55 ngày do thời tiết lạnh vào mùa đông.

Đừng thấy ngồng hoa phát triển chậm mà ép bằng cách đem ra nắng cho hoa mau phát triển. Cây lan thích cố định ở một chỗ không thích thay đổi môi trường sống vì vậy có thể gây cháy lá và lụi ngồng hoa.

Trước Tết 2 tháng là mùa nghỉ của lan Kiều có hiện tượng cây không ra thêm rễ và rễ không dài ra nữa, toàn bộ đầu rễ cũng không còn màu xanh mà chuyển sang màu sẫm như thân rễ. Thời điểm này tưới ít, ngưng phân bón cho đến khi thấy nhú ngồng nụ thì tưới đẫm và bón phân lại bình thường.

>>> XEM THÊM: Vấn đề độ ẩm không khí đối với lan: Cần được quan tâm hơn nữa, nếu sai đọc ngay cách khắc phục