Một số vấn đề người mới chơi lan hay gặp phải, đọc ngay để tránh sai lầm

Kinh nghiệm để giúp người mới tập chơi giải quyết một số vấn đề hay gặp phải sẽ được nêu đầy đủ dưới bài viết này.

  1. CÁCH PHA PHÂN TAN CHẬM:

1 kg vỏ trấu

1 kg phân chì Nhật tan chậm hoặc phân Ryan

300 g phân hữu cơ/ phân dê/ phân trùn quế

Trộn đều hỗn hợp và cho vào túi lọc để lên mặt chậu lan theo lịch thay sau mỗi 6 tháng.

  1. GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THỐI RỄ DO PHÂN HỮU CƠ RÃ NÁT LÈN VÀO GIÁ THỂ

Phân hữu cơ các loại đặc biệt là phân trùn quế rất tốt cho lan, nhưng nếu trồng ngoài trời trong thời gian mưa nhiều sẽ làm phân rã ra, lèn vào giá thể lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm bệnh có ổ trú gây thối rễ.

Để khắc phục, ta dùng túi lọc để giữ bã phân lại trong khi chất dinh dưỡng vẫn thấm qua được khi ta tưới.

  1. XỬ LÝ MẮT CHAI VÀ KEI ĐỨNG NGỌN

Dùng dưỡng chất AB xử lý mắt chai và ki đứng ngọn khi kích kei không thành, mầm gốc sưng kên nhưng không đủ để phát triển thành kei và rễ hoặc kei bị đứng ngọn không chịu phát triển tiếp.

Nhỏ nguyên chất 1 giọt vào ngọn hoặc dùng bông tăm bôi ướt từ ngọn xuống gốc. Nếu mầm gốc đã ra kei với lá sắp bung ra, dễ gây đọng nước thì ta dùng tăm bông bôi từ ngọn xuống gốc để tránh trường hợp đọng thuốc trên ngọn. Còn đối với mầm gốc chỉ mới u nhú thì ta nhỏ thẳng 1 giọt từ đầu ngọn. Dưỡng chất AB an toàn cho noãn lá non và dễ hấp thụ qua lá. Nhỏ tầm 5h chiều. Trước khi nhỏ nhớ tưới nước đẫm trước 30 phút, tránh mưa. Nhỏ tầm 3 lần cách nhau 3 ngày.

  1. GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ƯƠM KEI THÂN THÒNG MÀ CHỈ RA MẦM, KHÔNG RA RỄ

Cách 1.

Dùng bông gòn quấn quanh gốc của mầm rồi dùng tiêm bơm vitamin b12 nguyên chất vào bông gòn, khi tưới tránh nơi đắp thuốc, chỉ phun sương giữ ẩm nơi đắp thuốc, đừng phun đẫm nước chảy sẽ rữa thuốc trong bông gòn đi. Đắp trong 1 tuần rồi lấy ra, mùa phát triển chỉ cần 1 tuần đã thấy rễ.

Cách 2.Giải độc và kích rễ bằng gừng

Giã nhuyễn 1 đốt ngón tay gừng rồi pha vào 1 ly rượu nhỏ tầm rồi ngâm trong 20 phút. Tiếp theo vắt hết lấy nước pha thêm nước cho đủ 1 lít nước, để qua 24h rồi sử dụng.

Tưới buổi chiều khi mặt trời lặn, cách một ngày tưới một lần. Trước khi tưới ta tưới nước lã trước 20 phút. Tưới trong vòng nửa tháng khi cây ra rễ thì ngưng.

  1. GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THỐI NHŨN LÁ VÀ THÂN

Cắt nước trong thời gian trị bệnh cho vào mát ko ánh nắng. Tiếp theo cắt hết phần hư bôi vôi bột pha nước sền sệt vào hoặc bôi hỗn hợp kin kin bul + starner 20wp lên vết thối rất hiệu quả.

6. VẤN ĐỀ CÔN TRÙNG GÂY HẠI MÙA MƯA

Mùa mưa cũng là mùa các loại côn trùng gây hại cho Lan như: sâu lông, cuốn chiếu, kiến…. hoàng hành. Giải pháp ít độc hại nhất là phun thuốc nhúng mùng dùng trong y tế. Hỏi các cửa hàng thuốc của bộ y tế loại thuốc dùng để nhúng mùng đuổi muỗi. Đơn cử có thể dùng Fendona 10SC pha liều lượng 1 thuốc 5 nước phun vào giá thể để diệt. Pha liều lượng bằng 1/2 trên bao bì để phun lên thân, giá thể, gốc, lá nhưng ko được phun lên hoa để phòng ngừa. Đuổi được cả sâu và các loại côn trùng khác, phòng được cả rệp sáp và cả ốc cũng không còn. Lại rất ít độc vì là thuốc sử dụng cho người. Pha với liều lượng là 5ml/l ngâm ngập cả chậu lan để diệt sạch cuốn chiếu. Sau đó mỗi tháng phun một lần khắp giàn lan, ướt đều cây lan và giá thể, phun lên cả thanh treo, móc treo, lưới che để tăng hiệu quả phòng côn trùng của thuốc.

6. GIẢI ĐỘC CHO CÂY DO SỐC PHÂN VÀ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐỘT NGỘ

Trường hợp 1: Nếu cây chưa bám rễ thì ngâm toàn bộ cây trong dung dịch B12 liều lượng 2ml và B1 liều lượng 1ml, hòa chung trong 1 lít nước rồi ngâm ngập cây lan trong 1 giờ. Sau đó để chỗ ẩm mát, không nắng, cứ 3 ngày phun B12 liệu lượng 3ml/lít nước lần, phun trong 3 lần là ngưng.

Trường hợp 2: Nếu cây đã bám rễ thì chỉ cần phun B12 liều lượng 3ml/lít nước, Cứ 3 ngày phun 1 lần và phun trong 3 lần là ngưng.

7. HÃY NHỚ CÔNG DỤNG CỦA TỪNG LOẠI PHÂN

Grow More 30 – 10 – 10 : Nhánh khỏe, ra lá tốt (giai đoạn mầm)

Grow More 20 – 20 – 20 : To củ, lớn trái, chắc hạt (trưởng thành)

Grow More 6 – 30 – 30 : Kích ra hoa, tăng đậu quả (ra hoa)

Grow More 10 – 55 – 10 : Phân hóa mầm hoa, ra rễ

>>> XEM THÊM: Chi tiết kiến thức cho người yêu lan Kiều: Cách trồng và kích hoa