Nguyên tắc “nằm lòng” cơ bản dành cho người chơi phong lan rừng

Là loại lan “khó chiều” nhất, nếu chăm sóc “đúng bài” lan rừng sẽ cho cho hoa đẹp trang trí nhà.

Hoa lan rừng là loài hoa được nhiều người lựa chọn trồng tại nhà để trang trí. Lan rừng có nguồn gốc tự nhiên nhất mang biểu tượng cho nét vương giả với vẻ đẹp tinh tế và sang trọng hiếm thấy.

Tuy nhiên, đây lại là loại lan khó trồng và chăm sóc nhất, cần phải có kỹ thuật bài bản, am hiểu về môi trường sống, chế độ nước, ánh sáng, giá thể,… thì mới có thể có được 1 chậu lan đẹp.

Cùng tham khảo một số kinh nghiệm, kỹ thuật cơ bản về cách trồng cũng như cách chăm sóc lan rừng nhé!

Vị trí trồng lan rừng

– Nếu trồng trên ban công, mái hiên, sân thượng: Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế… để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn… xung quanh.

– Giàn che ánh sáng: Nên dùng lưới màu xám hay xanh đen, tốt nhất nên thiết kế khung giàn cẩn thận đảm bảo độ bền.

Làm giá thể  và môi trường sống cho lan rừng

Cách trồng hoa lan rừng phải đặc biệt lưu ý đến giá thể trồng, phải chọn những loại phù hợp với lan rừng, gần gũi với môi trường thiên nhiên mà lan thường sống.

2 loại giá thể phù hợp nhất để trồng lan rừng là gỗ và dớn, trong đó dớn có dớn sợi (già, hóa mỗ) và dớn vụn (phần non của thân cây dớn).

Cách trồng hoa lan rừng, chiết tách cây

Cách chiết tách hoa lan rừng: Khi cây mới mua về, nên quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Hoặc nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm.

Tránh chiết hay ghép cành lan rừng vào khoảng tháng 7 hay tháng 11 vì thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thước của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân.

Nếu không biết cách chiết tách lan rừng, tốt nhất bạn nên để nguyên bụi lớn trồng.

– Trồng trên luống: Làm luống rộng 80cm, dài tùy khổ đất, cho vỏ lạc vào dày 20cm. Hai đầu luống có thể dùng cột bê tông hay cột sắt để căng dây cáp, mỗi luống cần 3 hàng dây cáp nhỏ trên thanh ngang để định vị cho cây lan. Điều chỉnh độ cao của dây cáp theo sự phát triển của lan.

– Trồng trên giàn, chậu: Khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con.

Sau khi trồng trên giàn được 6 -7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ, khoảng 6 tháng sau thì chuyển sang chậu lớn.

Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân.

Điều kiện ánh sáng

Lan rừng ưa bóng mát bởi đặc tính sống trong rừng, vì thế môi trường sống của lan rừng cần thiết kế sao cho không có quá nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp, nên chọn nơi ít ánh sáng mạnh, thoáng gió.

Chế độ tưới nước

>>> Xem thêm: Bón phân cho phong lan thật dễ nếu nắm được 5 giai đoạn này

Đối với lan rừng, sau khi trồng xong tưới nước luôn (tưới phun sương) và duy trì 2 lần/ngày.

Tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

Phân bón cho lan rừng

Bón phân cho lan bằng cách phun qua lá. Không  nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ ao…

Sử dụng phân vô cơ pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn. Khi thấy đầu thân chuyển sang tròn, cây không mọc thêm lá mới thì nên pha phân đặc thêm giúp cây có đủ dinh dưỡng hơn để phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh

Nếu lan mắc sâu bệnh, cần xem xét lựa chọn thuốc trừ sâu tùy theo từng loại sâu bệnh. Ví dụ, lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm nên dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC,…

Chú ý, sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây theo đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì, tránh tình trạng lạm dụng gây chết cây.

>>> Xem thêm: Làm dung dịch kích ra rễ hiệu quả hơn khi biết chiêu này