Học ngay mẹo bón phân cho lan không lo xót rễ, cháy ngọn

Nhiều người vì muốn lan nhanh lớn mà liên tục bón phân. Nhưng việc này có thể khiến lan bị xót rễ, cháy ngọn và thậm chí là gây chết cây. 

Nguyên nhân gây xót rễ, cháy ngọn khi bón phân

– Nguyên nhân lan bị xót rễ có thể do khi rễ còn non đã dùng phân bón quá nhiều. Bởi đây là thời điểm rễ chưa thể hấp thụ được phân bón.

Ngoài ra, có thể cây đang gặp vấn đề tồn dư phân hóa học qua nhiều lần bón hoặc bón phân chuồng chưa hoai mục.

– Nguyên nhân lan cháy ngọn có thể do sử dụng phân hóa học (đạm, NPK…) quá liều, bón phân bón lá lúc nắng gắt hay do phân bón còn đọng trên lá/ngọn nhưng không tưới lại bằng nước sạch

Bón phân nào để không gây xót rễ, cháy ngọn?

Để ngăn ngừa lan gặp phải 2 vấn đề trên do bón phân sai cách, bạn có thể sử dụng phân trùn quế với nguồn gốc hữu cơ. Đây là loại phân bò sữa tươi sau khi được trùn quế ăn và tiêu hóa thì hệ vi sinh vật trong ruột trùn sẽ phân giải các hợp chất khó tiêu thành các hợp chất dễ tiêu để cho ra phân trùn quế nguyên chất giàu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, loại phân này không phát sinh nhiệt, có thể sử dụng ngay không cần trải qua quá trình phân giải như phân bò, phân gà,… gây nóng cháy rễ lan.

Đây cũng là loại phân chứa dinh dưỡng lành tính: chứa các khoáng chất cần thiết ở dạng dễ tiêu giúp lan có khả năng hấp nhanh chóng. Do đó dù bón ở liều lượng như thế nào đều không gây xót rễ, cháy ngọn hay chết cây.

Phân trùn quế dạng viên nén sẽ tan chậm giúp dinh dưỡng truyền đến rễ một cách từ từ giúp bạn không lo lắng về vấn đề cây có thể bị “sốc phân” như sử dụng phân hóa học.

Ưu điểm khác của phân trùn quế nén là chứa hàm lượng Acid hữu cơ Humic, Fulvic và hoóc môn IAA vô cùng hữu ích trong việc kích thích ra rễ, tăng sinh trưởng ngọn cho lan. Acid Fulvic còn có vai trò giúp giải độc cho bộ rễ khi cây gặp phải tình trạng ngộ độc phân bón.

Cách bón phân trùn quế viên nén hiệu quả

Tốt nhất là nên bón phân trùn quế cho vào túi lưới

Bạn có thể sử dụng loại phân này xuyên suốt các quá trình sinh trưởng của lan như: cây con, nảy chồi, tạo kie, nở hoa và kể cả ở giai đoạn phục hồi sau ra hoa.

– Cách 1: Rãi trực tiếp phân lên bề mặt giá thể trồng, xung quanh gốc lan.

– Cách 2: Cho vào túi lưới, đặt/gắn lên chất trồng, xung quanh gốc lan.

Khi rải phân, lưu ý đặt 1 túi với mỗi gốc cây con và 2-3 túi với mỗi gốc trưởng thành. Bón lại phân sau 30-45 ngày.

>>> XEM THÊM: Những điều ít biết về lan hài mốc hồng là gì- loài lan độc đáo, ngoại hình bắt mắt