Công dụng và cách sử dụng lan thạch hộc- loại thảo dược đứng đầu trong “nhất cửu tiên dược”

Thạch hộc tía có tiềm năng phát triển trong y học và là sản phẩm giúp hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Tác dụng y học của thạch hộc

Tác dụng chống ung thư: Dịch chiết chứa polysaccharides (23%) của thạch hộc tía có khả năng ức chế sự phân chia của các tế bào u gan (HepG2), ung thư phổi (A549) và tế bào gốc u quái (NCCIT),… đồng thời kích thích miễn dịch, cung cấp giảm đau ở những bệnh nhân ung thư.

Thúc đẩy quá trình tạo máu: Hoạt chất polysaccharides có trong lan thạch hộc cải thiện chức năng tạo máu của tế bào tủy xương và sản sinh ra tế bào hồng cầu, chống lại bệnh ung thư máu trong giai đoạn trị liệu.

Bảo vệ gan: Các hoạt chất trong lan thạch hộc tía giúp tăng chuyển hóa triglycerid, cholesterol toàn phần, làm tăng hoạt động ADH và ALDH của gan và giúp phục hồi các rối loạn chuyển hóa lipid, đào thải tốt các chất chuyển hóa của rượu bia.

Tác dụng trên đường tiêu hóa: Nước sắc thạch hộc ích vị lợi tiêu hóa, có tác dụng ngăn ngừa tổn thương dạ dày do dịch axit ethanol-hydrochloric và giúp tăng nhu động ruột. Sử dụng cho các trường hợp kém ăn, tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,…

Giảm đường huyết, mỡ máu: Thạch hộc dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận táo, không chỉ có hoạt chất làm tăng cường Insulin, còn làm giảm đường huyết giúp cho máu hoạt động bình thường, xúc tiến tuần hoàn, giãn huyết quản, giảm cholesterol và triglyceride.

Cách sử dụng lan thạch hộc làm thuốc

Bài thuốc ích thận cường dương, dưỡng khí bổ huyết: 6gr thạch hộc, 4gr ngũ vị tử, mạch môn 4g, ngưu tất 4g, đảng sâm 4g, chích cam thảo 4g, câu kỷ tử 4g, ngưu tất 4g, đỗ trọng 4g. Các vị thuốc kết hợp sắc với 500ml nước, đun nhỏ lửa đến khi sắc lại còn khoảng 300ml thì dừng và chia ra uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc giúp răng chắc khỏe và trị viêm nha chu: Các dược liệu như thăng ma, ngọc trúc, sâm, sinh địa, kỷ tử, quy bản, huyền sâm và thạch hộc mỗi thứ 12g, bạch thược 8g và kim ngân hoa 16g và sắc cùng 200ml nước, kết hợp uống và ngậm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Rượu ngâm: thạch hộc tía giúp bồi bổ cơ thể, tráng kiện gân cốt, sinh tinh bổ huyết. Chuẩn bị 500g thạch hộc, 500g mạch môn, 300g đảng sâm, 300g ngũ vị tử, 300g câu kỷ tử, 100g đỗ trọng, 200g đương quy. Đổ tất cả và 10 lít rượu vào bình thủy tinh, rồi đậy nắp kín và sau 3 tháng thì có thể sử dụng.

Làm thực phẩm: Thay vì phải uống thuốc đắng thì bạn có thể thưởng thưởng thức nhiều món ngon từ lan thạch hộc, là nguyên liệu ẩm thực tuyệt vời các món như: Gà hầm thạch hộc, súp hồng sâm thạch hộc, cháo thạch hộc,…

Lưu ý: Tuy là vị thuốc quý nhưng để mang lại hiệu quả và tránh tác dụng phụ thì tốt hơn hết vẫn cần có sự thăm khám và kê đơn của thầy thuốc, không nên tự ý sử dụng. Cần phải nấu chín (tẩm, sao) trước khi dùng, khi sắc thuốc nên cho thạch hộc vào trước và Không dùng thạch hộc cho người bệnh do sốt.

Cách chế biến và bảo quản thạch hộc

Thời gian thích hợp thu hái nhất là vào giữa mùa hè và có thể sử dụng sau 1-2 năm trồng và chăm sóc. Bạn có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô.

Nếu dùng tươi: Sau khi thu hái và rửa sạch loại bỏ tạp chất thì có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến tươi. Lan thạch hộc có vị ngọt, tính hơi hàn rất phù hợp để chế biến thành trà thạch hộc, cháo thạch hộc và nước đường thạch hộc,… Bảo quản ở nơi mát, ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp.

Nếu dùng khô: Khi đã xử lý sạch thạch hộc, bạn có thể luộc lên hoặc sấy mền (vừa đảo vừa sấy đến khi bao lá khô), sơ chế thành các dạng sản phẩm như Nhĩ hoàn thạch hộc, trà hoa thạch hộc,… Đóng gói bao bì cẩn thận, sử dụng gói hút ẩm và để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

>>> XEM THÊM: Cách trồng và chăm sóc lan thạch hộc- “thần dược phương đông”