Chi tiết cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo vôi- loài lan mang biểu tượng của hy vọng

Bất kỳ một dân chơi hoa lan thực thụ nào đều muốn sở hữu ngay trong vườn nhà mình một chậu lan hoàng thảo vôi. Loài lan này vẻ đẹp rất riêng, màu sắc mang biểu tượng của những hy vọng, tươi sáng. 

Không chỉ đẹp và ý nghĩa, lan hoàng thảo vôi khá dễ trồng, dễ lại giống.

Đặc điểm của lan hoàng thảo vôi

Lan hoàng thảo vôi thuộc chi Lan Hoàng Thảo và có tên khoa học là Dendrobium. Chúng có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á.

Thân của chúng có đường kính 0.5~1 cm, thân và lá khá mềm, thân lùn, lá thưa. Lá có vài vết sọc trắng mờ, có màu xanh đặc trưng như cốm, thường rộng khoảng 2~3 cm và có chiều dài 8~10 cm.

Thông thường mùa ra hoa của hoàng thảo vôi là tháng 3- 4 Dương lịch hàng năm. Hoa của loài này thường có rất nhiều lông ở cánh và lưỡi; đặc biệt có mùi hương sẽ thay đổi theo từng thời điểm.

Hoa sẽ thơm vào buổi sáng và dịu dần khi vào cuối ngày, không còn mùi hương khi vào ban đêm.

Mỗi bông hoa thường có 5 cánh và màu sắc sẽ thay đổi từ màu tím sang màu hồng nhạt nhiều cực dịu mắt. Nếu biết cách chăm sóc và gặp thời tiết thuận lợi, hoàng thảo vôi sẽ khoe sắc từ 15- 18 ngày.

Nguồn gốc lan hoàng thảo vôi

Hoàng thảo vôi ưa độ ẩm cao, thoáng nhưng không quá nắng gió.

Ở nước ta, chúng xuất hiện ở Điện Biên, Lâm Đồng,… Những nơi này có thời tiết nóng nhẹ, ẩm và có nhiệt độ không quá cao nên thích hợp cho cây phát triển.

Cách trồng lan hoàng thảo vôi

Hoàng thảo vôi khá dễ trồng. Bạn chỉ cần ghép cây lên thân gỗ hoặc trồng trong chậu có sơ dừa, vỏ thông treo dưới trời bên trên che lại bằng lớp lưới đen là đủ.

Việc cắt ghép hoàng thảo vôi nên được thực hiện vào mùa đông nếu ở miền bắc là tốt nhất. Thời điểm này cây đã rụng hết lá và các nụ cũng chớm nở nên khá dễ để ghép. Thường thì thời điểm này rơi từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau cây sẽ bắt đầu ra nụ và rễ.

Sau khi ghép xong treo nắng dưới lớp lưới để cây khỏe mạnh và chăm sóc thường xuyên.

Cách chăm sóc lan hoàng thảo vôi

Vào thời điểm tháng 3, cây thường có hiện tượng nứt các chồi non. Lúc này, bạn hãy hạn chế tưới và dừng bón phân vì chồi non sẽ lấy chất dinh dưỡng từ thân cây để nuôi.

Nên tưới nước 2~3 ngày/ lần vì thời điểm này cho đến khi chồi non đã phát mạnh ra khỏi thân. Nếu tưới quá nhiều cùng với đó là bón phân không đúng cách rất có thể làm hỏng chồi non vì chúng khá yếu.

Sau kỳ hoa chính là chu kỳ phát triển của chồi non khi chúng dài lên khoảng 7~10 cm. Lúc này, ta thực hiện chế độ bón phân hàng tuần và tưới nước một cách đều đặn để chồi non và rễ con phát triển mạnh mẽ.

Có thể bón phân hòa tan phun lên thân cây như NPK 30-20-10 hoặc 20-20-20 và sau đó là B1 hoặc sử dụng phân hữu cơ như trâu, bò, dê, lợn…

Vào tháng 10 Dương lịch, hoàng thảo vôi có hiện tượng thắt ngọn, lá sẽ phát triển co lại chứ không có xu hướng to thêm nữa. Thời gian này nên giãn thời gian tưới nước ra khoảng 3~4 ngày/ lần và tiếp theo đó sẽ thấy hiện tượng lá bắt dầu rụng dần.

Đến thời điểm là đầu tháng 12 dương lịch, lá của cây gần như rụng hoàn toàn. Lúc này ta sẽ ngưng hẳn việc tưới nước để cây bắt đầu tiến hành kích hoa.

Đến khoảng đầu tháng 2 Dương lịch thì, tưới nước cho cây thêm 1 lần nữa và chỉ tưới dưới gốc. Khi hoa sẽ bắt đầu nở vì thế không nên tưới nước nữa để hoa giữ nguyên trạng thại này một thời gian cho lâu tàn sau đó quay lại 1 chu kỳ tiếp theo.

>>> XEM THÊM: Lan hồ điệp khoe sắc rực rỡ, sẵn sàng phục vụ khách trong dịp Tết Nguyên đán 2023