4 kỹ thuật chăm sóc lan Dendro cho hoa nở đẹp

lan Dendro

Dưới đây là những chia sẻ của anh Khánh – Phó chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị xã Long Khánh, Đồng Nai về cách chăm sóc lan Dendro đúng cách và hiệu quả. Bạn hãy tham khảo và áp dụng ngay cho những bông lan Dendro trong vườn nhà mình để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Giới thiệu về hoa lan Dendro

Lan Dendro hay còn được gọi với nhiều cái tên thân thuộc như hoàng thảo hay đăng lan. Hoa có tên khoa học là Dendrobium Antennatum, thuộc họ phong lan Orchidaceae. Dendrobium gồm hơn 1.600 loài. Giống chiếm vị trí lớn nhất là Bulbopllyllum. Phân bố trên các vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và Úc Châu. Nếu như các nước Nam Mỹ tự hào về các loài thuộc giống Cattleya tuyệt đẹp của mình, thì các nước Đông Nam Á cũng hãnh diện vì có giống Dendrobium vô cùng phong phú.

4 kỹ thuật chăm sóc lan Dendro

Kỹ thuật tưới nước

Mùa nắng:

  • Sáng tưới đẫm lần 1 (7 giờ đến 8 giờ)
  • Chiều tưới đẫm lần 2 (14 giờ đến 15 giờ)
lan Dendro
Tùy theo thời tiết nắng, gió mà quyết định tưới xen thêm giữa 2 lần tưới chính bằng những lần tưới nhẹ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những nguyên nhân khiến lan không ra hoa

Mùa mưa:

Sáng tưới trễ hơn và chiều tưới sớm hơn. Có thể tưới ít hơn. Bạn chủ yếu tưới xả sau mỗi đợt mưa để phòng trong nước mưa có các độc tố, hóa chất, axit ảnh hưởng đến cây lan. Đặc biệt là những cơn mưa đầu mùa và cuối mùa mưa.

Dấu hiệu đánh giá:

Cây lan đủ nước:

  • Sau 16 giờ chất trồng vừa ráo nhưng không quá khô.
  • Thân: Căng tròn, không bị teo giả hành.
  • Lá: Dày, mởn, không vàng.
  • Rễ: Dài vừa phải, to mập.
  • Đọt, chồi non: Ra mạnh, liên tục phát triển.

Cây lan thiếu nước:

  • Sau 16 giờ chất trồng quá khô sẽ rút nước ngược lại từ rễ ra, lá mất bóng.
  • Sáng sớm hôm sau cây vẫn có vẻ chưa tỉnh.
  • Thân: Ốm, giả hành teo lại (có khía dọc thân).
  • Lá: Mỏng, dài, vàng héo rồi rụng.
  • Rễ: Ra rất dài bò ra ngoài chậu mà không chui vào chất trồng.
  • Đọt, chồi non : Bị thui lại không phát triển liên tục.
  • Giả hành mới : Sẽ ngắn, ốm nên ra hoa sớm khi còn thấp.

Cây lan dư nước:

  • Sau 16 giờ chiều đáy chậu vẫn chưa khô, chất trồng còn đẫm nước (trừ những ngày ban đêm gió vẫn còn rất mạnh như trong tháng 2-4al).
  • Rễ: Bị thúi nhũn, rất ít rễ bám vào chất trồng.
  • Lá: Vàng nhưng lại dày, mềm (khác với thiếu nước là lá cũng vàng nhưng mỏng, dai).
  • Giả hành mới : Mọc yếu, dễ bị thúi nhũn.
  • Nấm bệnh và côn trùng xuất hiện rất nhiều. Bệnh đốm lá xuất hiện càng dễ rụng lá hơn nữa. Trên mặt chất trồng rêu xanh, mốc đen nhiều.

Kỹ thuật bón phân

  • Phân 30.10.10, 3 ngày/lần
  • Vitamin B1, 3 ngày/lần (không pha chung với bất kỳ loại thuốc và phân nào)
  • Superthive, 15 – 30 ngày/lần (có thể pha chung với phân NPK 30.10.10)
  • Phân cá, 20 ngày/lần (không pha chung với bất kỳ loại thuốc và phân nào)
  • Atonik, 30 ngày/lần (không pha chung với B1)
  • Phun xen kẽ các loại phân trên, phun đẫm toàn bộ cây, thời điểm phun tốt nhất là 5 giờ sáng đến 8 giờ thì tưới xả muối. Trước khi phun phân thi phun nước trước (nhớ là phun nước chứ không phải tưới) để chống sốc cho lan.

Khi thúc bông:

  • Khi giả hành thứ 2 hoặc 3 kể từ khi trồng đã gần tới đỉnh. Phun 2 lần 10.60.10. Sau đó phun liên tục 20.20.20 và 2 lần liên tục Atonik, 6 ngày/lần.

Kĩ thuật phòng và trị bệnh:

Bệnh trên cây trồng nói chung và cây lan nói riêng được phân thành 3 nhóm chính: bệnh do côn trùng gây ra, bệnh do nấm gây ra và bệnh do virus gây ra.

lan Dendro
Bệnh do côn trùng gây ra dễ phòng ngừa và cũng dễ điều trị. Bệnh do nấm và virus gây ra biện pháp chủ yếu và hiệu quả nhất là phòng ngừa còn việc điều trị hầu như ít có hiệu quả.

>>> Đọc thêm: Bí quyết chọn lưới che nắng cho lan Dendro hiệu quả

Mùa nắng:

  • Dithane M45 80WP, 2 – 3 tuần/lần.
  • Aliette 800 WG, 2 tháng/lần.
  • Vicarben, 1 tháng/lần.

Mùa mưa:

  •  Dithane M45 80WP, 1 tuần/lần.
  •  Aliette 800 WG, 1 tháng/lần.
  •  Vicarben, 10 ngày/lần.
  • Phun thêm Nacosan (hoặc Benkona, giảm liều còn 1/2 chỉ dẫn), 2 – 3 tuần/lần để phòng ngừa rêu, mốc.
  • Nếu khi bông nở có dấu hiệu bị dòi đục lá thì phun ngừa khi bông chưa nở confidor (hoặc anvado), 10 ngày/lần.

Lưu ý: Bạn nên thường xuyên dọn dẹp vệ sinh lá rụng, chồi bệnh cắt bỏ. Những cây bệnh thì mạnh dạn tiêu hủy và cách ly. Dọn sạch cỏ trong giàn và quanh giàn. Không hút thuốc trong vườn lan và hạn chế khách vào thăm vườn. Đồng thời không để chuột, ốc vào giàn. Theo dõi thời tiết hàng ngày để quyết định lịch tưới, kiểm tra độ pH nước và khoáng chất. Thêm nữa hãy loại bỏ bông ngay ở những cây còn non hay quá suy yếu.