35 tuyệt chiêu phải biết khi trồng lan

Những kinh nghiệm tuy đơn giản những quyết định sự phát triển của lan.

Chiêu 1: Tưới nước theo nguyên tắc khô nhưng không hạn, ẩm nhưng không ướt.

Chiêu 2: Bón phân theo nguyên tắc tưới loãng nhiều lần tốt hơn tưới dày nồng độ cao. Không nên thử nghiệm qua nhiều loại phân trong thời gian ngắn.

Chiêu 3: Không nên di chuyển thường xuyên cây lan.

Chiêu 4: Bất cứ giá thể nào cũng có thể trồng lan nếu điều khiển nước hợp lý.

Chiêu 5: Việc thay đổi cách trồng theo vườn người khác cần được cân nhắc vì mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau.

Chiêu 6: Mua lan từ số lượng nhỏ đến lớn, không nên mua một lúc nhiều cây quá, hãy trồng thử một năm xem mình yêu thích lan tới mức độ nào.

Chiêu 7: Mua lan nên thấy hoa, không nên mua lan theo nghe nói hoặc theo sở thích người khác.

Chiêu 8: Kiến mang sâu bọ và bệnh tật đến cho lan. Muốn diệt trừ kiến hãy rắc Diazinon granule vào chậu và chung quanh nơi để lan.

Chiêu 9: Rệp nhện rất sợ mùi dầu khuynh diệp vì vậy hãy dùng chúng để trị rệp.

Chiêu 10: Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.

Chiêu 11: Đa số lan thích ánh nắng ấm áp buổi sáng cho đến 9h. Lưu ý điểm này để chọn một nơi trồng lan.

Chiêu 12: Nếu trồng hoa lan ngoài trời thì đừng tưới vào buổi trưa khi mặt trời đang chiếu thẳng vào cây.

Chiêu 13: Vào mùa nóng, khô, có thể nhúng cả chậu hoặc cả cây lan vào nước sạch khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu.

Chiêu 14: Sau khi tưới cây lan xong, nghiêng chậu cho nước dư thừa đổ ra ngoài hết.

Chiêu 15: Giữ cho rễ khoẻ mạnh bằng cách tưới nước vừa phải, bón phân đúng cách thì lá và hoa sẽ đương nhiên tốt tươi.

Chiêu 16: Hoa lan thích phun nước như sương.

Chiêu 17: Nên hứng nước mưa để tưới cho lan, nước máy làm đọng muối vào cây.

Chiêu 18: Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Nước vo gạo chứa sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive.

Chiêu 19: Nếu cây Dendrobium của bạn có vẻ chết thì đừng có bỏ chúng đi. Hãy trút cây ra khỏi chậu và để nơi mát với ánh sáng vừa phải. Đôi khi cây con “”kei ki”” sẽ mọc ra ở chỗ thân khô.

Chiêu 20: Nếu muốn trồng cây lan Hồ-Điệp trên một nhánh cây thì cây nhánh cây bưởi là tốt nhất.

Chiêu 21: Rắc bột chống nấm vào chồi hoa Vanda và Ascocenda để ngăn ngừa mầm hoa bị chột.

Chiêu 22: Hãy dùng giấm cất hơi để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.

Chiêu 23: Dùng lá khuynh diệp nhỏ bỏ vào mỗi chậu cây lan Hồ-Điệp sẽ ngăn được rệp nhện.

Chiêu 24: Nên thay chậu ít nhất mỗi 2 năm một lần và chỉ tưới sau một tuần lễ.

Chiêu 25: Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.

Chiêu 26: Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở vì vậy hãy giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng.

Chiêu 27: Lưu huỳnh (diêm sinh) có thể dùng để bôi vào chỗ cắt để giảm thiểu bệnh tật.

Chiêu 28: Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.

Chiêu 29: Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.

Chiêu 30: Không bón phân khi nhiệt-độ cao hơn 85°F (29.5°C)

Chiêu 31: Giảm thiểu phân trong thời gian cây nghỉ dưỡng.

Chiêu 32: Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà sẽ giảm bệnh tật ở lan.

Chiêu 33: Dùng một phần sữa một phần nước để chùi hay làm bóng lá lan.

Chiêu 34: Dùng cái rây bột làm cái rổ trồng lan vừa tiện vừa rẻ tiền.

Chiêu 35: Muốn giữ rễ mọc trong chậu, ta xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng.