Bạn đã biết ưu, nhược điểm các loại chậu trồng lan hiện nay chưa?

Các loại chậu trồng lan

Hiện nay, trên thì trường có rất nhiều các loại chậu trồng lan khác nhau từ mọi chất liệu. Tuy nhiên mỗi loại
chậu lại có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Hãy cùng Vuonlan.net tìm hiểu ngay xem về ưu, nhược điểm của mỗi loại chậu để có thể chọn loại chậu lan phù hợp cho những giò lan nhà mình nhé!

 Ưu điểm, nhược điểm của các loại chậu 

1. Chậu nhựa

Ưu điểm 

Giá rẻ, mua lẻ chỉ 3 – 5 nghìn/ cái. Nếu bạn mua số lượng lớn giá còn rẻ hơn nữa, trung bình chỉ khoảng 2 nghìn/ cái. Trọng lượng nhẹ, đây là loại chậu có trọng lượng nhẹ nhất, thích hợp cho treo giàn nhiều chậu làm giảm gánh nặng cho giàn. Dễ dàng đóng gói, vận chuyển đi xa. Sử dụng chậu nhựa trồng lan nhằm mục đích thương mại cực kì hữu hiệu. Chậu nhựa bền, dễ đóng gói, nhẹ nên được nhà vườn cực kì ưa chuộng.

Bền bỉ nếu không va đập mạnh và nắng chiếu trực tiếp. Do vậy loại này thích hợp trồng các loại lan nhỏ, lan giống. Thoát nước tốt. Với chậu nhựa được đục sẵn lỗ thoát nước. Nếu lỗ thoát nước khá nhỏ bạn có thể
khoét to ra, nhựa mà, khoét thoải mái.

Các loại chậu trồng lan

 

Nhược điểm 

Chậu nhựa có nhược điểm là giòn, dễ vỡ nếu để nắng chiếu trực tiếp, nắng chiếu liên tục thời gian dài làm chậu nóng nhanh, bỏng rễ.

>>> Bạn có thể đọc thêm:Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Hải Yến từ chuyên gia

2. Chậu nhựa giả gỗ 

Ưu điểm 

Giá rẻ, chậu nhựa giả gỗ chỉ đắt hơn loại chậu nhựa đen/ nâu một chút. Trung bình giá chậu nhựa giả gỗ dao động từ 6 – 12 nghìn/ chậu.

Chậu nhựa thoáng khí. Chậu nhựa giả gỗ gồm các nan nhựa nối nhau, cực kì thoáng khí cho các loại cây cần không khí, không bí bách như chậu nhựa. Đa dạng chủng loại. Chậu nhựa giả gỗ hiện nay khá phổ biến và có nhiều loại từ kích thước to nhỏ, hình dạng vuông/ tròn, có đế/ không đế, miệng loe…

Các loại chậu trồng lan

Nhược điểm 

Khá giòn. Nhựa cấu tạo nên nó không phải là loại nhựa tốt nên độ bền kém, chỉ được chừng 2-3 năm là chúng ta phải thay chậu. Nan chậu thưa nên cần sử dụng thêm lưới chắn giá thể bên trong

3. Chậu gáo dừa 

Ưu điểm 

Chậu bằng gáo dừa hiện nay có giá trị thẩm mĩ cao, được nghệ nhân khắc hình, chữ tỷ mỹ, có ý nghĩa lớn cho trưng bày cực kì tuyệt vời. Bên cạnh đó gáo dừa khá nhẹ, bền nên rất dễ vận chuyển. Hiện nay các chậu gáo dừa được khoan lỗ ở phía dưới, thoát nước nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo giữ được ẩm cho cây.

Các loại chậu trồng lan

Nhược điểm 

Chậu gáo dừa mặc dù đẹp nhưng ngấm nước chỉ được chừng 2-3 năm là bắt đầu
mục, không chơi được lâu. Loại chậu gáo dừa này phù hợp cho trưng bày trong nhà khi cây có hoa
thôi chứ để trồng thì khá đắt và không được lâu.

4. Chậu đất nung 

Ưu điểm 

Hiện nay chậu đất nung được nhiều gia định lựa chọn để trồng lan vì nó rất đẹp. Màu sắc dândã, tao nhã phù hợp với người chơi lan. Đa dạng chủng loại từ chậu vuông, chậu tròn, chậu hình thoi, elip,… với nhiều kích cỡ khác nhau. Chậu đất nung phù hợp cho nhiều loại lan khác nhau từ đơn thân, đa thân,…

Chậu đất nung giữ ẩm khá tốt, thích hợp cho những loại cây ưa ẩm. Thông thường các chậu đất nung sẽ được đục 1 lỗ to ở chính giữa và các vị trí gần đáy chậu được đục nhiều lỗ khác nhau cho cây thoát nước tốt, chống úng nước gây thối rễ. Nếu không có sự va đập, chậu đất nung rất bền, không phải thay chậu do chất liệu làm chậu bị hỏng

Các loại chậu trồng lan

Nhược điểm 

Thông thường giá chậu đất nung dao động từ 15 nghìn cho đến 30-40 nghìn 1 chậu tùy loại. Giá thành này là khá cao so với các loại chậu nhựa. Tuy nhiên chúng dùng được lâu dài nên các bạn cũng đừng nên lo lắng quá. Chậu đất nung khá nặng. Nếu vườn nhà bạn không có giàn chắc chắn thì tốt nhất không nên dùng chậu đất nung, chẳng may nặng quá sập giàn thì cả chậu cả cây đều hỏng.
Bên cạnh đó chậu nung không chịu được va đập. Vị trí 2 chậu đất nung phải cách xa nhau và cố định để tránh gió thổi, gây va đập dễ bể chậu. Chậu nặng và dễ vỡ nên nhà vườn kinh doanh rất ít khi trồng vào loại này. Bạn
trồng để chơi cho gia đình thì nên sử dụng.

5. Chậu gỗ xịn 

Ưu điểm 

Chậu gỗ trồng lan hiện nay rất đẹp dưới sự sáng tạo của các nghệ nhân, Ngoài sự kết hợp của gỗ, hiện nay còn có nhiều loại chậu gỗ kết hợp lũa cực kì đẹp cho bạn chơi lan hết ý.

Nói là chậu gỗ thế thôi nhưng chúng ta có thể trồng lan cho độ bền 5-6 năm là bình thường, chưa kể nếu là gỗ tốt có thể trồng lan đến chục năm mới phải thay chậu. Chậu gỗ chịu va đập tốt, chậu tốt rơi còn không vỡ. Chậu gỗ nói thực thì cũng không quá nhẹ, nhưng nhẹ hơn chậu đất nung.

Với trọng lượng đó thì gió thổi chúng ta không phải lo đổ hay chúng xô quá gần nhau. Thoát nước tốt. chậu gỗ thoát nước tốt, nhiều lỗ hổng nên chúng ta không lo cây úng nước hay quá bí cho rễ hô hấp. Chậu gỗ khá mát, cây lan có thể bám rễ vào mà không sợ bỏng như loại chậu nhựa hay đất nung.

Các loại chậu trồng lan

Nhược điểm 

Nhược điểm duy nhất của chậu gỗ đó là khá đắt. Trung bình giá của 1 chậu gỗ dao động từ 40 – 50 nghìn cho đến vài trăm nghìn. Do đó chậu gỗ thường được mọi người trồng các loại lan có giá trị như đai châu, phi điệp, hoàng nhạn,…

Các vấn đề cần lưu ý để lựa chọn chậu phù hợp cho lan

Thực ra mỗi loại chậu trồng lan lại có những ưu nhược điểm khác nhau và chúng không thể thay thế hoàn toàn cho nhau. Người ít tiền trồng chậu kiểu này, người nhiều tiền trồng kiểu kia, quan trọng hơn hết là chậu trồng lan phải phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý cho chúng ta khi chọn chậu trồng lan:

 

Trọng lượng

Chậu trồng lan có trọng lượng nặng nhẹ khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện giàn treo của các bác mà chọn loại chậu cho phù hợp. Nếu giàn tạm bợ, không chắc chắc thì nên chọn loại chậu nhẹ. Nếu giàn chắc chắn rồi thì bạn muốn chọn loại nào cũng được.

Khả năng thoát nước 

Thông thường các loại lan đều không thích ướt, vì vậy chậu trồng lan phải đảm bảo thoát nước tốt. Tuy nhiên có loại thích ẩm, có loại thích khô một chút,.. nên hãy chọn loại chậu nào phù hợp với độ ẩm của cây lan cho chúng phát triển tốt nhất.

Khả năng hấp thụ nhiệt 

Chậu nhựa và chậu đất nung dưới ánh nắng mặt trời mùa hè sẽ bị đốt nóng và làm bỏng bộ rễ. Do vậy với loại chậu này thì bạn nên né tránh các vị trí hấp thụ nhiệt tố

Độ bền 

Mỗi loại chậu có một độ bền khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích mà bạn chọn chậu cho phù hợp. Chẳng hạn nếu như bạn trồng lan nhằm mục đích bán hoặc ươm cây nhỏ thì chậu nhựa cho lành, vừa rẻ, vừa dễ vận chuyển. Nếu cây đã trưởng thành và đủ tuổi cho hoa thì chuyển sang chậu đất, chậu gỗ hoặc thậm chí lũa để thưởng thứ

Độ thẩm mỹ

Với những cây đủ tuổi cho hoa thì chúng ta nên chọn loại chậu có độ thẩm mỹ cao để trưng bày, ngược lại với hàng giống thì miễn phát triển tốt là được, chưa cần đẹp vộ

Các loại chậu trồng lan

>>> Đọc thêm:6 bí quyết cần biết khi mua hoa lan dịp Tết

Xử lý chậu trước khi trồng lan

Thông thường thì chúng ta mua chậu về sẽ trồng luôn. Tuy nhiên với chậu đất nung thì chúng có đặc tính hút nước. Bạn nên ngâm chúng vào nước cho chúng đỡ hút nước ngược lại khi mới trồng cây vào.

Kích thước chậu 

Tùy thuộc vào loại cây lan mà bạn hãy lựa chọn kích thước chậu cây cho phù hợp. Chẳng hạn như
với đai châu, dòng thân lá to thì chúng ta nên để chậu có kích thước to. Ngược lại với lan hồ điệp thì nó ưa chậu nhỏ, thích chật trội, thích bám rễ vào nhau nên chậu đường kính nhỏ là được.

Đặc tính từng loại lan 

Tuy từng loại lan mà bạn nên chọn chậu cho phù hợp. Chẳng hạn như lan ưa ẩm thì chọn chậu giữ ẩm tốt, ít lỗ thoát nước. Ngược lại loại lan rễ gió thì chậu thoáng là tốt nhất.

Mặc dù có nhiều loại chậu trồng lan khác nhau trên thị trường nhưng bạn hãy lựa chọn loại chậu cho phù hợp với loại lan của mình, không phải cứ chậu đắt tiền là đẹp, là cây phát triển tốt. Chúc các bạn sở hữu những giò lan đẹp