Top các loại gỗ trồng lan tốt nhất và các lưu ý khi ghép lan

Phong lan được trồng trồng trên gỗ vừa thanh tao vừa có dáng vẻ đẹp. Trồng đúng loại gỗ sẽ mang lại hiệu quả, tránh được ẩm mốc và kéo dài được thời gian thay giá thể, nhưng nếu sử dụng gỗ không phù hợp, lan sẽ chậm lớm và không ra hoa.

Những loại gỗ trồng lan thông dụng và cách nhận biết

Phong lan là một trong nhiều loài cây có sức sống tốt. Ở môi trường có độ ẩm cao như rừng nhiệt đới, Lan thường sống bám lên các cây gỗ và tạo hình rất chi là đẹp. Để có một giò Lan đẹp như vậy tại nhà, bạn cần biết cách ghép hoa và chọn lựa loại gỗ trồng Lan tốt. Bạn có biết loại gỗ trồng Lan nào tốt không? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số loại gỗ người ta hay dùng để ghép Lan.

Gỗ lũa: Loại gỗ có kiểu dáng uốn lượn đa dạng. Loại gỗ này tôn lên nét đẹp mĩ miều của cây hoa lan. Đây là loại gỗ rất cứng và không bao giờ bị mối mọt xâm hại. Gỗ lũa không gia tăng độ ẩm.

Gỗ vải, nhãn, vú sữa, bằng lăng: Những loại gỗ này khá phổ biến trong đời sống và rất đễ kiếm. Chúng có đặc tính giống nhau là có khả năng kháng nấm mốc, dễ ghép Phong Lan.

Gốc tre: Gốc tre là một lựa chọn hiệu quả để ghép Phong lan. Với những đặc tính như không dầu, không có muối, dễ trồng.

Gỗ mít, bơ, xoài, cà phê: là những loại gỗ thông dụng dễ tìm ở Việt Nam. Tuy nhiên, gỗ này cung cấp độ ẩm thấp, cần phải chăm sóc và tưới nước cho Lan cẩn thận.

Gỗ thợ mộc: Gỗ được lấy từ các xưởng gỗ bỏ đi, với đắc tính là dễ kiếm, miễn phí, có thể ghép được. Nhưng nó lại không rõ về nguồn gốc, nếu nhà có nhiều lan có thể thử nghiệm với loại gỗ này.

Gỗ ghép lan đa số loại nào cũng ghép được, nhưng có loại gỗ ghép hiệu quả và có loại kém hiệu quả hơn. Có loại gỗ ghép được lâu, có loại gỗ ghép lan nhanh mực nát, không được bền và đôi khi phải thay giá thể.

Những lưu ý khi dùng gỗ ghép lan và cách phân biệt

1. Gỗ lũa

Gỗ lũa trồng lan được xem là một trong những loại đặc sản của giá thể gỗ. Lũa không phải là tên một loại gỗ. Gỗ lũa là phần lõi của gốc cây cổ thụ sau khi c.hết bị mưa, nắng, sông suối bào mòn chỉ còn lại phần lõi. Đặc trưng của gỗ lũa là rất cứng và không bao giờ bị mối mọt x.âm h.ại.

Hình dạng của loại gỗ này rất phong phú, uốn lượn rất kỳ quái và sắc sảo. Gỗ lũa từ những cây cổ thụ già được dùng để làm đồ nội thất sang trọng, đắt tiền. Ngoài chức năng ghép lan, các loại gỗ lũa được sử dụng chơi thủy sinh cho cá bơi khá sinh động. Có nhiều loại gỗ lũa khác nhau có thể sử dụng để tạo hình cho lan cực kỳ đẹp. Nhưng không nên dùng lũa của cây có tinh dầu như thông ngo, dầu, gió bầu (trầm, kỳ nam)….

Một điểm ưu việt của khác so với các loại gỗ trồng lan khác là khả năng chịu va đập tốt, giúp bạn hạn chế việc thay thế sau nhiều năm chăm sóc. Ngoài ra, gỗ lũa cũng không chứa muối và dầu, giúp cho hoa lan phát triển tốt hơn, rễ bám sâu hơn.

>>> Đừng bỏ lỡ: Cách nhận biết tình trạng thiếu, thừa nước của phong lan dendro qua thân, lá, rễ và chồi non

2. Gỗ vải, vú sữa, nhãn…

Theo người trong giới chơi lan lâu năm, gỗ vải, gỗ vú sữa… là những loại giá thể gỗ rất tốt để trồng lan. Bởi chúng có các ưu điểm như phổ biến, giá cả phải chăng và dễ ghép. Bạn có thể tìm thấy gỗ vải, gỗ nhãn trong vườn cây ăn trái hoặc hỏi xin những người có trồng loại cây này.

Điểm mạnh của các loại gỗ này là lành tính. Vì sao gọi là lành tính? Bởi vì, chúng có đặc điểm là không chứa nhựa đắng, chát hay mặn. Đặc biệt không chứa tinh dầu và không bị nấm nên giúp lan dễ dàng bám rễ, phát triển tốt, hạn chế tối đa sâu bệnh. Hơn nữa còn kháng nấm mốc. Ghép lan trên loại gỗ này cũng giúp lan mọc nhanh hơn và phát triển khỏe mạnh hơn.

3. Gốc tre

Nhiều người cho rằng ghép vào gốc tre không đảm bảo và cho rằng rễ tre sẽ nhanh mục nát. Nhưng theo cộng đồng chơi lan, đó là một quan niệm sai lầm.

Một số đặc tính không thể bỏ qua của gốc tre như là dễ kiếm. Hầu như, vùng nào ở nước ta cũng có tre mọc trên rừng núi. Bạn có thể lên núi đào vài gốc tre về lấy gốc làm giá thể. Các phần còn lại có thể tạo thành một cái giàn để treo phong lan. Một trong những ưu điểm nổi bật của gốc tre là không chứa dầu, nhựa đắng hay chát. Rất phù hợp để lan phát triển và bám rễ dài lâu.

4. Gỗ xoan, bạch đàn

Gỗ ghép lan nói chung thì loại nào cũng có thể ghép được. Nhưng liệu nó có hiệu quả hay không lại là vấn đề? Điển hình như gỗ xoan hay gỗ bạch đàn, là hai trong những loại giá thể gỗ trồng lan không hiệu quả. Phong lan ghép vào những giá thể gỗ này sẽ chậm phát triển, còi cọc, chậm ra hoa. Bởi lẽ, những loại gỗ này có chứa nhựa đắng chát và có dầu trong thân gỗ. Nếu không tìm được gỗ lũa, vải, vú sữa bạn mới nên dùng tạm loại gỗ này.

5. Gỗ mít, bơ, xoài, cà phê

Cùng là những loại gỗ cho cây ăn trái, nhưng gỗ mít, bơ, xoài làm giá thể để ghép không tốt bằng ghép bằng gỗ vú sữa, nhãn… Lý do không phải vì chúng có nhựa đắng chát mà vì những loại gỗ này không quá bền. Sau thời gian, 1 – 2 năm tưới tiêu và chăm sóc, chúng sẽ mục nát. Và dẫn đến ẩm mốc, sâu bọ dễ dàng tấn công và cần phải thay mới. Thay vào đó, chúng ta nên ghép lan vào những giá thể cây sống sẽ tốt hơn.

>>> Đọc thêm: Bệnh gục thân thối ngọn ở lan và cách khắc phục

6. Gỗ thợ mộc

Gỗ thợ mộc chính là các khúc gỗ dư khi xẻ gỗ của mấy ông thợ mộc. Gỗ loại này bạn sẽ thường không biết được là loại gỗ nào. Nhưng nếu xung quanh bạn không tìm được loại gỗ thích hợp thì bạn có thể sử dụng gỗ thợ mộc để trồng lan

(Nguồn: Tổng hợp)