Bệnh gục thân thối ngọn ở lan và cách khắc phục

Lan trong thời kỳ phát triển mạnh cũng là lúc nấm và vi khuẩn tấn công hại lan. Bạn cần chú ý chăm sóc và phòng trừ bệnh gục thân thối ngọn đúng cách

Nguyên nhân bệnh gục thân thối ngọn

  • Lan bị nắng chiếu quá lâu.
  • Virut, vi khuẩn, nấm.
  • Đạm quá cao làm mỏng thành biểu bì, vi khuẩn dễ xâm nhập.
  • Nắng mưa thất thường, lan sốc nhiệt.
  • Nước đọng buổi sáng gặp nắng to như luộc lan.

Cách khắc phục:

Hạ thấp giò lan

Nếu giàn lan quá thấp (ví dụ dưới 3m), sẽ rất nóng và hầm hơi, bí. Không khí kém lưu thông và làm lan của bạn rất dễ bị nấm khuẩn. Từ đó dẫn đến gục ngọn teo thân, đốm lá…

Phong Lan – bản thân cái tên đã nói lên rằng lan cần gió. Thường thì tốc độ gió lưu thông từ 5-15km/h sẽ giúp lan phát triển mạnh và ít bệnh. Nên phải nhớ nguyên tắc: thông thoáng nhưng không để gió quá mạnh. Nếu diện tích trồng lan hẹp thì giàn càng phải cao (dĩ nhiên là không quá cao tới mức thang với không tới và không ngắm được lan).

Hiện tượng gục thân

>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh đốm ở hoa lan và cách khắc phục

Treo lan cách lưới càng xa thì lan càng được mát mẻ. Treo s.át lưới thì khả năng lan bị hấp chín, vàng lá, héo rũ. Dù bạn có tưới vài lần 1 ngày cũng là bình thường. Có một số bạn trồng lan trên sân thượng mà vị trí cây lan tới lưới có 60cm. Vào mùa hè, đặc biệt là buổi trưa, lan nhà bạn sẽ phải chịu nhiệt độ trên 40 độ C. Nên cho cây lan cách lưới che nắng ít nhất 1,2m và tốt nhất là 1,5m nếu bạn ở vùng nóng.

Nếu nhiệt độ vào mùa nắng quá cao, bạn nên làm 2 lớp lưới. Cách nhau 10-30cm để giữa 2 lớp 1 khoảng không để cách nhiệt. Nhiệt độ trong giàn bạn đảm bảo giảm xuống mức rất dễ chịu. Thay vì làm 1 lớp lưới che 50-60% ánh nắng, bạn nên chọn 2 lớp mà mỗi lớp chỉ che 30% ánh nắng. Nguyên tắc: Nắng nhưng không nóng

Độ ẩm phù hợp

Độ ẩm trong vườn quá cao và không thông thoáng chính là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Mỗi loài sinh vật đều có môi trường tối ưu nhất để phát triển, các loại nấm khuẩn gây bệnh thán thư, đốm mắt cua, đốm nâu, thối đen thân, thối nhũn… cần phải có độ ẩm không khí cao mới phát triển mạnh. Nguyên tắc là Ẩm nhưng không ướt.

Độ thoáng: mùa khô hay ít mưa thì bạn nên treo lan gần nhau, có khi giò này treo sát vào giò kia. Tuy nhiên khi bắt đầu mùa mưa, bạn nên treo xa nhau ra (thường thì khoảng cách bằng 0,5 – 1 lần kích thước giò, ví dụ giò đường kính giò lan là 50cm, thì nên treo cách nhau ít nhất 25cm, tốt nhất là 50cm), vừa tránh va đập vỡ chậu khi gió to, đỡ lây bệnh cho nhau và tạo độ thoáng cho vườn.

Chất liệu gi tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc tuýp nước hoặc thép nhúng kẽm. Tuy mắc nhưng chắc chắn, bền. Đảm bảo sên không thể leo lên chậu lan của bạn được. Nếu làm bằng tre, tầm vông, gỗ thì sên, ốc… sẽ leo lên giò lan rất dễ dàng. Ngoài ra nước rỉ ra từ ống tre nứa cũng chính là ổ nấm khuẩn hại lan.

 

>>> Đọc thêm: Bài thơ “Sang chậu lan đa thân”

Lưới che nắng của Thái hoặc Đài Loan luôn là lựa chọn hàng đầu. Tốt nhất là không dùng lưới đen rẻ tiền độ bền chưa được 2 năm khi chơi lan. Vì khi lưới rách hoặc nát, việc thay lưới sẽ rất khó và hư hại lan. Thường xuyên quét rác, lá rụng, nhổ cỏ dại và rắc vôi dưới nền giàn. Giàn lan chuẩn sẽ tạo ra một tiểu Khí hậu chuẩn.

Bạn cũng nên:

  • Phun thuốc phòng bệnh định kỳ. (Ridomil Gold; Starner; Physan…)
  • Mưa đâu mùa, mưa cuối mùa và mưa bất chợt cần xả tưới lại một lần sau mưa. Nên sử dụng mái che cho lan mùa mưa.
  • Sử dụng phân tan chậm Nhật (14.13.13; 13.11.11 + ME). Giảm lượng đạm bón lan.
  • Cách ly, xử lý cây bị gục.

(Theo vuonhoalan.net)