Những loài Lan có trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ và nhân giống

Sách đỏ Việt Nam là một danh sách các động vật, thực vật thuộc loại quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Đây đều là các loài cần được bảo vệ và nhân giống khẩn cấp để có thể phát triển các cá thể loài lên. Có nhiều những loài động vật, thực vật nằm trong sách đỏ những không được bảo vệ hoặc nhân giống thành công đã vĩnh viễn biến khỏi Trái Đất.

Và các loài lan cũng vậy, các loài lan có trong sách đỏ Việt Nam rất cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển, tránh nguy cơ khai thác cạn kiệt dẫn đến tuyệt chủng. Hôm nay Vuonlan.net sẽ liệt kê các loài lan có trong sách đỏ Việt Nam để bạn có thể biết và góp phần bảo vệ loài lan Việt Nam cũng như đa dạng sinh học trên thế giới.

Lan kim tuyến Sapa

Tên Việt Nam: lan kim tuyến Sapa

Lan kim tuyến Sapa

Tên khoa học: Anoectochilus chapaensis

Đặc điểm sống: Lan kim tuyến Sapa cho hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 12. Cây tái sinh bằng chồi và hạt, mọc rải rác trong những khu rừng rậm, nơi có nhiều bóng mát, kim tuyến Sapa sống ở nơi có độ cao 1500 – 1800m so với mực nước biển.

Phân bố: Trong nước: Lào Cai (sapa), Thừa Thiên – Huế (Bạch Mã).

Đơn hành hai màu

Tên Việt Nam: Đơn hành hai màu

Lan đơn hành 2 màu

Tên Khoa học: Monomeria dichroma

Đặc điểm sống: Cây ra hoa tháng 4. Tái sinh bằng chồi và hạt, mọc rải rác ở độ cao 700 mét đến 2250 mét so với mực nước biển.

Phân bố: Trong nước: Cao Bằng (Trà Lĩnh, Thăng Heng), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bì Đúp, Braian, Di Linh), Khánh Hòa (Nha Trang), Kontum (Ngọc Linh, Đắk Ban Khong), Trung Bộ (Nho Kbang).

Lan Hành Averyanov

Tên Việt Nam: Lan Hành Averyanov

Lan hành Averyanov

Tên Khoa học: Bulbophyllum averyanovii

Đặc điểm: Sống bám trên thân và cành cây gỗ trong rừng rậm nhiệt đới, ở độ cao khoảng 600 – 900m.

Phân bố: Loài đặc hữu rất hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp được ở điểm lấy mẫu thuộc tỉnh Gia Lai (Chư Pah: Gia Lu).

Bạch hỏa hoàng

Tên Việt Nam: Bạch hỏa hoàng, đốm đỏ.

Bạch hỏa hoàng

Tên Khoa học: Dendrobium bellatulum.

Đặc điểm: Ra hoa vào tháng 7-8. Tái sinh bằng chồi và hạt, mọc bám trên các thân cây gỗ lớn trong rừng (kể cả cây thông già), ở độ cao 600 – 1.500m.

Phân bố trong nước: Kontum, Lâm Đồng.

Thế giới: Bạch hỏa hoàng có cả ở Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan và Lào.

Hoàng thảo Gia Lu

Tên Việt Nam: Hoàng thảo Gia Lu, thạch hộc Gia Lu

Hoàng thảo Gia Lu

Tên Khoa học: Dendrobium nobile var. alboluteum

Đặc điểm: Ra hoa vào tháng 9-10, tái sinh bằng chồi và hạt, cây mọc bám trên các thân cây gỗ lớn trong rừng ở độ cao khoảng 1200m.

Phân bố: Mới thấy ở Gia Lai. Chính vì thế nó cũng có tên gọi là Hoàng thảo Gia Lu

Kiều tím – Kiều hồng

Tên Việt Nam: Kiều tím, Kiều tím miền Trung, Kiều Hồng, Thủy tiên hường, Thủy tiên tím

Kiều tím hiện nay được nhân giống rất rộng nên không còn hiếm nữa

Tên khoa học: Dendrobium amabile

Đặc điểm: Cây xanh quanh năm, thường cao khoảng 30-40cm, thậm chí có loại cao tới 70-90 cm. Cây cho những chùm hoa buông thõng dài 25-35 cm. Hoa to từ 3 – 4 cm nở vào cuối Xuân đầu Hè, thậm chí có thể kéo dài đến cuối Hè.

Phân bố: Các tỉnh miền Trung của Việt Nam

Ý thảo

Tên Việt Nam: Lan ý thảo hay lan hoàng thảo ý thảo, ý thảo 3 màu

Hoàng thảo ý thảo

Tên khoa học: Dendrobium gratiosissimum

Đặc điểm sống: Cây sống lâu năm, biểu sinh trên thân và cành cây thân gỗ chứa nhiều mùn, có quan hệ cộng sinh với nấm. Ý thảo sống trong rừng cây lá sớm rụng và khô cũng như các rừng thường xanh mưa ẩm vùng đất thấp. Cây sống ở độ cao từ 0 đến 1.600 m.

Phân bố trong nước: Quảng Trị (huyện Hướng Hóa: Lao Bảo), Kon Tum (huyện Đắk Tô: rừng cấm Đắk Uy), Gia Lai (huyện Chư Păh: Gia Lu), Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc).

Thế giới: Hải Nam (Trung Quốc), Assam (Ấn Độ), Lào, Thái Lan và Myanma

Kiến cò

Tên Việt Nam: lan kiến cò

Lan kiến cò đỏ

Tên khoa học: Habenaria rhodochila

Đặc điểm sống: Đây là loài lan đất, hay sống ở hốc đá, củ thuôn dài.

Phân bố trong nước: Lan kiến cò sống ở vùng núi Bắc bộ (Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng) qua Trung bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Hải Vân, Gia Lai, Kontum) đến Nam bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc…)

Thế giới: Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Trung Quốc.

Mật khẩu bì đúp

Tên Việt Nam: Mật khẩu bì đúp

Mật khẩu bì đúp

Tên khoa học: Deceptor bidoupensis

Đặc điểm sống: Cây thảo mập, sống bám, lá dai, mọc hai dãy. Mật khẩu bì đúp sống tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên cây trong rừng thưa, ở độ cao 200 – 1500 m.

Phân bố trong nước: Lâm Đồng (Langbian, Bidoup).

Mật khẩu giả

Tên Việt Nam: Mật khẩu giả

Lan mật khẩu giả

Tên khoa học: Cleisostomopsis eberhardtii

Đặc điểm sống: Là loài lan sống bám, thân dài 30cm. Chúng có thể sống bám trên thân cây và cành thông trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 1400 – 1800 m. Cây ra hòa vào đầu hè ( tháng 4, tháng 5)

Phân bố trong nước: Lâm Đồng (Đà Lạt: thác Đantala, Lạc Dương: núi Langbian, Đơn Dương), Ngọc Linh, Chư Yang Sin, Konkakinh..

Thanh đạm

Lan thanh đạm

Tên khoa học: Coelogyne eberhardtii

Đặc điểm sống: Lan phụ sinh trên cây gỗ, cây tái sinh bằng chồi và hạt. Bám trên các cây gỗ trong rừng thưa, rừng Thông, ở độ cao 1400 – 2150 m.

Phân bố trong nước: Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bì Đúp, Klang – Yang).

Tiểu hoàng đỏ – giáng thu

Tên Việt Nam: lan giáng thu, tiểu hoàng đỏ

Dáng hương giáng thu

Tên khoa học: Aerides rubescens

Đặc điểm sống: loài giáng hương có cây nhỏ hoa nở vào cuối Xuân, đầu Hạ, cho hoa màu hồng tím.

Phân bố trong nước: Lâm Đồng, Phan Rang.

Lan hài lông – loài lan có trong sách đỏ Việt Nam

Tên Việt Nam: lan hài lông, hài vệ nữ, tiên hài

Lan hài vệ nữ

Tên khoa học: Paphiopedilum hirsutissimum

Đặc điểm sống: Cây mọc thành bụi nhỏ trên các hốc đá. Hài vệ nữ sống tái sinh bằng chồi và hạt. Cây mọc rải rác trong rừng thưa, vùng núi đá, trên đất hoặc trên đá, ở độ cao khoảng 700 đến 1800 m. Bông hoa của chúng có nhiều lông bám từ đầu cành đến bông nên nhiều người gọi chúng là hài lông.

Phân bố trong nước: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lâm Đồng.

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.

Hài hồng

Tên Việt Nam: lan hài hồng

Lan hài hồng – loại hài đặc hữu của Việt Nam

Tên khoa học: Paphiopedilum Delenatii

Đặc điểm sống: Cây sống tái sinh bằng chồi và hạt, mùa hoa vào tháng 2 – 3. Hài hồng mọc rất rải rác dưới tán rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở vùng núi đá, chịu hạn khá tốt.

Phân bố trong nước: Khánh Hoà (Nha Trang) và một số tỉnh phía Bắc.

Thế giới: phía nam Trung Quốc

Hài táo – hài đài cuốn

Tên Việt Nam: Lan hài đài cuốn, Hài cánh sen, Hài đài cuốn, Lan hài appleton, Vệ hài đài trắng, Vệ hài apleton, hài đài cuộn, lan hài đài cuộn, Lan hài đài cuốn, lan hài táo, hài đài

Hài táo là tên thường gọi nhất của hài đài cuốn

Tên khoa học: Paphiopedilum appletonianum

Đặc điểm sống: Cây mọc thành bụi nhỏ trên đất mùn, cho hoa vào khoảng tháng 1, tháng 2, tái sinh bằng chồi và hạt. Chúng thường mọc rải rác dưới tán rừng mưa nhiệt đới ở độ cao khoảng 1500 m. Cây chịu hạn khá tốt.

Phân bố trong nước: Lâm Đồng (Đà Lạt)

Thế giới: Thái Lan, Campuchia.

Hoàng thảo Tam Đảo

Tên Việt Nam: Hoàng thảo Tam Đảo

Hoàng thảo Tam Đảo

Tên khoa học: Dendrobium daoense

Đặc điểm sống: Lan hoàng thảo Tam Đảo mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 900 – 1200 m. Mùa hoa của cây vào tháng 4 – 6. Cây tái sinh bằng chồi và hạt.

Phân bố trong nước: Thái Nguyên (Đại Từ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo)

Thế giới: chưa biết

Huyết nhung trung

Tên Việt Nam: Lan huyết nhung trung

Lan huyết nhung trung

Tên khoa học: Renanthera annamensis

Đặc điểm sống: Huyết nhung trung là cây lan phụ sinh, cây có thể tái sinh bằng chồi và hạt. Chúng sống bám trên các cây gỗ lớn trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm ở độ cao khoảng 1200 – 1600 m

Phân bố trong nước: Lâm Đồng (Đà Lạt)

Phi điệp vàng

Tên Việt Nam: phi điệp vàng

Lan phi điệp vàng

Tên khoa học: Dendrobium chrysanthum

Đặc điểm sống: Ra hoa vào tháng 7 – 8. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 100 – 1200 m.

Phân bố trong nước: Cao Bằng, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình, vùng núi Hà Tây ( Hà Nội), Quảng Trị.

Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào.

Hoàng thảo long nhãn

Tên Việt Nam: hoàng thảo long nhãn

Hoàng thảo long nhãn

Tên khoa học: Dendrobium fimbriatum

Đặc điểm sống: Cây lan phụ sinh sống bám trên các cây gỗ lớn trong rừng thưa, ở độ cao 200 – 1400 m. Cây cho hoa vào tháng 3 đến tháng 7. Tái sinh bằng chồi và hạt.

Phân bố trong nước: Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Bắc Kạn (Ba Bể), Nghệ An (Vinh), Lâm Đồng (Đà Lạt, Braian, Di Linh), Cà Mau.

Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Malaysia.

Hoàng thảo trinh bạch

Tên Việt Nam: hoàng thảo trinh bạch

Lan trinh bạch

Tên khoa học: Dendrobium virgineum

Đặc điểm sống: Lan sống bám thành từng khóm, bụi trên các cây gỗ lớn. Mùa hoa tháng 5 – 6. Tái sinh bằng hạt và chồi

Phân bố trong nước: Thừa Thiên Huế (Huế, Phú Lộc: Bạch Mã), Kontum (Đắc tô: Đắc Uy, Kon Plông), Đắc Lắc, Lâm Đồng (Bảo Lộc).

Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào.

Hoàng thảo vạch đỏ

Tên Việt Nam: Hoàng thảo vạch đỏ

Hoàng thảo vạch đỏ

Tên khoa học: Dendrobium ochraceum

Đặc điểm sống: Cây thân thảo, sống bám trên các cây gỗ lớn trong rừng ở độ cao khoảng 300-700. Cây cho hoa vào tháng 5 – 6. Tái sinh bằng chồi và hạt.

Phân bố trong nước: Gia Lai (K’Bang, Kon Hà Nừng)

Hoàng thảo sừng dài

Tên Việt Nam: hoàng thảo sừng dài

Hoàng thảo sừng dài

Tên Khoa học: Dendrobium longicornu

Đặc điểm: Cây lan sống bám trên các cây gỗ cao khoảng 900 đến 1400 m trong các khu rừng rậm nhiệt đới thường xanh.

Phân bố trong nước: Vĩnh phúc (Tam Đảo).

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc

Lan sớn

Tên Việt Nam: Lan sớn

Lan sớn

Tên Khoa học: Schoenorchis brevirachis

Đặc điểm: Lan sống phụ sinh, mọc thành búi nhỏ, cao 12 – 15cm, Cây bám vào các cành gỗ trong rừng độ cao 1400 – 1500 m. Cây ra hoa vào tháng 9 – tháng 10.

Phân bố trong nước: Thừa Thiên Huế (Phú Lộc: núi Bạch Mã).

Hoàng thảo u lồi

Tên Việt Nam: hoàng thảo Ngũ Tinh, u lồi, tứ bảo sắc.

Hoàng thảo u lồi

Tên Khoa học: Dendrobium wardianum

Đặc điểm: Cây thân thảo có chiều dài từ 50 đến 90 cm. Cây mọc thành từng khóm sống bám trên các cây gỗ ở độ cao khoảng 500 đến 600 mét. Ra hoa vào tháng 2 – 3. Tái sinh bằng chồi và hạt.

Phân bố trong nước: Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương: núi Mây Bạc).

Thế giới: Ấn Độ, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.

Lan phích Việt Nam

Tên Việt Nam: Lan phích Việt Nam

Lan phích Việt Nam

Tên Khoa học: Flickingeria vietnamensis

Đặc điểm: Loài lan sống phụ sinh, mọc thành cụm trên các cây gỗ lớn ở độ cao khoảng 800 – 900m.

Phân bố trong nước: Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Trên đây đều là các loài lan được ghi trong sách đỏ với các cấp độ cần bảo vệ khác nhau, chính vì vậy các bạn không nên buôn bán hay khai thác các loài lan này để bảo tồn nguồn gen quý cho đa dạng sinh học nước nhà. Nếu bạn đã sở hữu một trong số chúng hãy cố gắng chăm sóc để bảo tồn nguồn gen quý giá này nhé! Chúc các bạn thành công!

Theo: Sách đỏ Việt Nam