Nhận biết một số đặc điểm lan khó thuần

Là một người mới chơi lan thì cần nhận biết được một số đặc điểm lan khó thuần, khó trồng để tránh tình trạng mua về trồng bị chết dần do chưa có nhiều kinh ngiệm.

Hồi mới chơi gặp ngay lan khó thuần

Lan khó thuần

Lan khó thuần

Lan khó thuần


Nhớ lại những ngày mới tập chơi lan, chưa biết gì về lan cứ thấy hoa đẹp hay hay là mua. Có biết được chúng khó hay dễ trồng là gì đâu, lại càng không biết đặc điểm lan khó thuần là gì.

Số mình nó cũng đen hay sao, toàn mua phải các em lan rừng khó thuần như ý ngọc, phi điệp vàng… Hồi đấy tập tành chơi gặp mấy em đấy khó nhai khoai khẩm lắm. Đã lỡ rồi thì phải cố thôi. “Bỏ thì thương vương thì tội“, quả không sai, tôi mất thời gian dài loay hoay, học hỏi mãi. Và rồi trời không phụ lòng người may sao các em đấy không bỏ tôi mà đi.

Không đen đến nỗi mua phải 3 loại này: U lồi, kèn, Trúc phật bà. Gặp mấy em này chắc tôi bỏ chơi lan mất, gần như là những loại lan rừng không thể thuần với người mới.

Kể ra số cũng may, duyên với lan vẫn còn. Đen cho bạn nào ngày mới chơi mà mua mấy em này. Học phí cho mấy em không phải ít.
Đến đây hẳn nhiều các bạn phản bác mấy loại này có gì mà khó trồng. Nhà tôi vứt vạ nó còn không chết. Bảo nó chết còn khó.

Chính xác! Bạn đúng mà tôi cũng chẳng sai. Tôi nói khó thuần ở đây là ở đồng bằng không phải nơi “chôn rau cắt rốn” của chúng. Quê các bạn là nơi sinh sống của chúng thì đương nhiên là như vậy rồi.
“Vì vậy bài viết này áp dụng cho các bạn ở đồng bằng, ở xứ nóng là chủ yếu nhé.

Các loại lan được nhắc đến trong bài đều là lan đa thân. Không đề cập đến lan hài, địa lan và các loại lan đơn thân.”

Đặc điểm lan khó thuần thường được biểu hiện ra bên ngoài dễ nhận biết qua lá thân rễ.

Nhận biết một số đặc điểm lan khó thuần qua lá

Lan khó thuần Lan khó thuần Lan khó thuần
Điều dễ nhận biết nhất đó chính là lá. Những loại khó trồng thường có lá mỏng, lá rất mỏng so với các loại khác. Mong manh và mềm mại. Mấy em lá mỏng điển hình như: U lồi, Trúc phật bà, Kèn, Ý ngọc, Chuỗi ngọc, Đơn cam,… Vừa khó trồng vừa khó chăm sóc là đặc trưng của các em lá mỏng. Khó tính như công chúa. Khó chiều như tiểu thư,… Viết ra có khi hết trang này mới thấu hết được.
Được sinh ra ở xứ lạnh, mọc những nơi có độ cao lớn so với mực nước biển. Thích thông thoáng, ánh nắng ngập tràn, khí hậu mát mẻ. Cho nên muốn đem về trồng thì mình cần đáp ứng được một phần nào sở thích của chúng.

Nắng nhưng không nóng, không khí trong giàn luôn thông thoáng, ẩm nhưng không ướt.

Một điều nữa là chúng rất nhạy cảm với phân thuốc. Dùng phân thuốc với liều như các loại thông thường khác thì ăn trái đắng ngay. Cháy lá như kiểu phun thuốc cỏ luôn.

Vì thế cần giảm liều đi khi dùng với lan lá mỏng.

Mong manh dễ chết quá.

Ví dụ: Bình thường các bạn phun phân với liều 2g/l thì với các loại lan lá mỏng thì chỉ nên phun với liều là 1g/l thôi.

Lan có lông và lông đen

Lan khó thuần
Vạch đỏ
Lan khó thuần
Hắc Mao
Lan khó thuần
Hắc Mao

Những cô nàng mà có nhiều lông đen cũng khó chiều lắm nha. Cũng vất lắm mới đưa mấy cô đấy lên đỉnh được. Lên đỉnh giàn thôi.

Mấy em này lúc là mầm non rất nhiều lông đen quanh thân và lá. Lông này làm đọng nước ở ngọn kẽ lá, dễ gây thối ngọn. Đã khó trồng lại còn lắm lông. Chán.
Danh sách các loại lan khó thuần có lông đen như: Nhất điểm hoàng, kim điệp nhựa, đại bạch hạc, bạch hỏa hoàng, bạch hạc langbiang,… Đây là những loại phong lan khó thuần.

Các bạn mới chơi nên né ra. Sau này chạm mặt sau cũng chưa muộn. Ham quá tội mấy em.

Để trồng mấy cô có lông này cơ bản tránh được mưa, trồng khô thoáng. Tốt nhất ghép gỗ, lũa cho dễ. Thích nắng nhưng lại chẳng chịu được nóng. Đúng là khó chiều.

Lông đen chưa là gì so với lông trắng. Hoàng thảo lông trắng, đúng với tên gọi em này toàn lông là lông thôi. Độ khó trồng thì cũng không kém cạnh nhưng được cái hoa rất đẹp và bền. Phân thuốc với cô lông trắng này thì cũng như các em lan lá mỏng nha.

Lan khó thuần
Lan hoàng thảo lông trắng
Lan khó thuần
Kim Điệp Nhựa

Lan có rễ nhỏ như rễ hành

Thông thường lan đa thân có rễ nhỏ khó trồng hơn. Ví dụ như: Hoàng thảo Việt Nam, Lan lọng,… chúng có bộ rễ rất là nhỏ. Nhỏ như rễ hành. Những loại lá các loại lan khó trồng hơn loại có kích thước rễ lớn hơn.

Lan khó thuần

Lan khó thuần
Lan Lọng Chuột

Lan khó thuần

Thân cây kỳ dị

Lan khó thuần

Lan khó thuần
Lan Trần Tuấn

Thông thường hoa lan có thân tròn. Cấu trúc cơ bản là hình trụ.

Nhưng một số ông chơi trội tròn không tròn chơi hình dẹt như: Kiều dẹt, hoàng thảo Trần Tuấn.
Một số khác các đốt lại lồi ra như: U lồi, Trúc Phật Bà, Trúc mành…

Các loài đã nêu trên vừa có kết cấu thân khác thường vừa lá mỏng. Thành ra rất khó trồng hay thuần.

Khó là vậy nhưng hoa của chúng lại đẹp vô cùng. Khó mà cưỡng lại khi lần đầu tiếp xúc. Vì thế mấy em này luôn được đông đảo người chơi muốn thử sức mình. Kết quả thế nào chắc mọi người cũng đoán được.

Một vài đặc điểm dễ nhận biết hoa lan khó trồng. Hy vọng giúp ích phần nào cho các bạn mới chơi tránh phải đóng nhiều học phí chơi lan trong thời gian đầu.

P/s: Nói là khó thuần nhưng khó với các bạn mới chơi lan thôi, còn với những bạn đã chơi lâu và có kinh nghiệm thì không thành vấn đề đúng không nào?

Bởi, đa số các loại lan khó thuần lại là các loại lan đẹp và thơm, ví như người con gái vậy, càng khó chinh phục ta lại càng có khát khao được chinh phục, và khi đã chinh phục được rồi mới thấy được giá trị, các bác nhỉ? hehe.

Thân ái chào tạm biệt.!

Theo: Sưu tầm