Người chơi lan 25 năm kinh nghiệm mách cách chăm sóc lan chuẩn khi mới mua về

Anh Nguyễn Thanh (Đắk Nông) là người có 25 năm gắn bó với lan chia sẻ những bí quyết trong việc xử lý sao để lan lên tốt và có một tác phẩm tuyệt đẹp.

Khi chúng ta mua 1 giò lan đã thuần của vườn khác về nhà, 1 giò lan để được đóng gói giao hàng thì phải để thật khô ráo, vì giò lan ướt khi cho vào thùng kín, rồi khi vận chuyển trong xe sẽ rất nóng thì giò lan còn ướt sẽ gây thối, hỏng lan.

Chúng ta nhận lan về sẽ hơi héo lá vì cắt nước vài ngày thậm chí cả tuần. Lan thiếu nước 1-2 tuần sẽ không ch.ế.t. Khi nhận lan điều đầu tiên chúng ta treo trong giàn 1 ngày rồi sau đó để nguyên chậu lan hoặc bảng lan vào chậu nước ngâm tầm 30 phút, cho giá thể trong chậu lan ngâm no nước thì khi treo lên giàn, giò lan tưới sẽ nhanh ướt, còn giò lan không ngâm vào chậu thì khi tưới sẽ rất lâu ngấm nước. Trừ khi giờ lan treo ngoài trời gặp mưa dầm nhiều ngày. Nên cách ngâm chậu lan là cách tiết kiệm thời gian và hiểu quả nhất. Sau vài ngày tưới nước giò lan sẽ tươi tỉnh trở lại.

Tưới nước: Tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát những ngày trời không mưa, không tưới nước lúc trời đang nắng gắt.

Bón phân: Dùng phân bón gốc nên như phân NPK tan chậm (hay còn gọi là phân chì), phân thông minh, phân dê, phân hữu cơ Dynamic, …tất cả các phân nên cho vào túi lưới rồi cho vào chậu sẽ hiểu quả hơn vì tránh tình trạng rơi đỗ khi chuyển chậu, hoặc bị phân tan rã lâu ngày thành chất mùn dưới đáy chậu sẽ gây úng thối cho rễ lan.

Dùng phân bón lá như, NPK 30-10-10 với lan mới ra mầm đầu mùa, NPK 20-20-20 khi lan đã phát triển mạnh (từ t5 đến t10 chúng ta xài phân này), NPK 10-30-30 phun khi lan sắp vào mùa nghỉ để ra hoa (tháng 10, tháng 11), pha với liều lượng 1g =5 lít nước phun 2 ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, (phân pha loãng phun nhiều lần sẽ hiểu quả hơn ), phân hữa cơ có phân b1, phân rong biển, phân cá,…. pha 1ml = 3 lít nước, 2 ngày phun 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun xen kẽ thêm phân kích thích ra rể 2 tuần 1 lần để lan có bộ rể khỏe thì sẽ hấp thu phân bón tốt.

Ánh sáng: Đối với lan rừng đòi hỏi mỗi ngày có ít nhất 6-8 giờ ánh nắng râm (60 độ nắng/40 độ râm, đối với nắng buổi sáng thì chiểu trực tiếp vào cây lan đều tốt) chiếu vào thân và lá lan, vì có ánh nắng lan mới tạo ra chất diệp lục tiêu thụ phân bón và chống lại bệnh tật, trong 4 điều kiện : nước, phân bón, ánh nắng, thoáng gió thì ánh nắng là yếu tố quan trọng nhất. khi đủ nước và phân bón nhưng thiếu ánh nắng thì lan sẽ còi cọc, thân tong teo, lá thì xanh đen và ra hoa cũng sẽ rất kém. Khi lan đủ nước và ánh nắng thân và lá dày nhưng lan sẽ không phát triển mạnh và dài như khi đủ phân bón. Lan đủ nắng, phân bón, nước thoáng gió thì sẽ phát triển khỏe manhj ít bệnh, ra hoa sai, hoa đẹp và bền. Với những vườn ánh nắng ít thì chúng ta gắn thêm đèn quang phổ để tạo ánh sáng nhân tạo cho lan được phát triển ổn định.

Thoáng gió: Với những vườn trên sân thượng độ thoáng gió tốt nhưng thiếu ẩm, chúng ta lắp them béc phun sương tạo độ ẩm, dưới nền dung các khay chậu chứa nước để tạo độ ẩm và làm mát vườn lan, gió quá thì chúng ta dung lưới lan che lại. Với những vườn thấp ít gió thì trang bị 1 quạt gió tùy theo diện tích mà quạt lớn hay nhỏ

Thuốc bệnh: Khi lan trồng giàn không có mái che mưa, vào mùa mưa nhiều thì định kỳ 2 tuần 1 lân phun thuốc phòng bệnh cho lan gồm 2 thuốc phòng bệnh nấm và thuốc bệnh vi khuẩn. phòng bệnh từ đầu mùa dung nước vôi trong , sát khuẩn mầm bệnh trong vườn. Thuốc bệnh ngoài thị trường có rất nhiều tên, nhưng chung lại chỉ phòng trị 2 loại bệnh nấm và vi khuẩn.

Ảnh: Nguyễn Thanh Orchid Đăkmil

>>> XEM THÊM: Học cách chăm sóc hoa lan vào mùa đông giúp cây cứng cáp, cây cho thân mập, rễ to