Làm theo 5 bước này, lan khỏe mạnh suốt mùa mưa

Mùa mưa là mùa sinh trưởng và phát triển mạnh nhất của hầu hết các loại hoa lan. Tuy nhiên, đây cũng là mùa mang lại cho lan nhiều mối nguy hại như: nấm bệnh, ngoại cảnh bất lợi, sức đề kháng yếu,… Hãy làm theo 5 bước này để chăm sóc lan tốt trong những ngày thời tiết mưa nhiều.

Bước 1: Dọn dẹp và sắp xếp lại vườn

Việc đầu tiên cần làm trong mùa mưa, chính là dọn dẹp vườn một cách thông thoáng. Tình trạng nước tù, động gây ẩm ướt cho vườn lan, dễ làm xuất hiện sên, ốc, thậm chí là rắn, rết gây nguy hiểm.

Bên cạnh đó, bạn cần bố trí lại vườn lan sao cho đảm bảo các yếu tố thông thoáng, hạn chế thấp nhất tình trạng va đập và lây lan nấm bệnh. Cụ thể, cần quét dọn lại vườn sao cho thông thoáng, hạn chế sự tồn tại của các tác nhân gây hại. Thêm nữa, sắp xếp lại việc bố trí các giò lan, tăng khoảng cách của các giò, không treo quá sát mái che để hạn chế va đập.

Bước 2: Che chắn vườn lan

Tiến hành che chắn và gia cố lại vườn lan nhằm giúp cây tránh được những nguy cơ như dập nát thân, gãy ngọn, rơi giò,…. Đồng thời, bố trí lại vườn lan một cách hợp lý sẽ giúp ta hạn chế được sự lây lan các loại nấm bệnh trong mùa mưa này.

Bạn cần thực hiện các bước sau:

– Kiểm tra lại độ kiên cố từ mái che, ràng lại bằng các vật liệu kiên cố để hạn chế tốc mái khi có gió mạnh

– Có thể che chắn thêm xung quanh cho vườn để hạn chế gió lùa làm gãy đổ, nếu cần thiết

– Số lượng giò lan không quá nhiều, có thể dời lan đến nơi an toàn hơn

Bước 3: Tưới nước cho lan

Hầu hết các loài lan đều sẽ sinh trưởng – phát triển tốt nhất ở độ ẩm từ 65-68%. Tuy nhiê, vào mùa mưa, độ ẩm thường lên đến 80%, vì vậy bạn chỉ nên tưới 1 lần/ngày hoặc thậm chí là không tưới vào những ngày mưa to. Khi tưới, nên sử dụng vòi phun có áp lực không quá mạnh, hạn chế thấp nhất tình trạng tổn thương chồi non và thân lan.

Sau những cơn mưa đầu mùa, hãy tiến hành tưới xả để hạn chế thấp nhất nguồn bệnh từ nước mưa mang đến.

Bước 4: Phòng trừ sâu, bệnh hại cho lan

Mùa mưa ẩm ướt, độ ẩm cao sẽ là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại nấm bệnh phát triển, đặc biệt là các loại bệnh do vi khuẩn gây ra. Vào mùa, lan thường nhiễm nấm và vi khuẩn.

Để phòng trừ sâu, bệnh hại lan, bạn hãy:

– Thường xuyên thăm vườn, quan sát thân và giá thể

– Khi phát hiện tác nhân gây hại nên xử lý nhanh để tránh lây lan

– Sau những cơn mưa đầu mùa, tiến hành phun thuốc trừ nấm bệnh như: Topsil, Zineb, Benomyl với nồng độ 1/4000.

Ngoài ra, bạn có thể phun ngừa định kỳ bằng chủng nấm Trichoderma, giúp cây ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm gây hại

Cùng với đó, tăng sức đề kháng tự nhiên cho lan là vô cùng cần thiết. Với việc tồn tại hệ VSV có lợi và các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên.

Bước 5: Bón phân cho lan

Mùa mưa cũng là mùa lan phát triển tốt nhất trong năm, vì vậy việc bón phân trong thời điểm này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên bón quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc dinh dưỡng cho cây.

Bạn cũng không được bón thừa đạm cho lan, kẻo gây nên tình trạng thân yếu, gãy đổ và tạo điều kiện cho các loại bệnh phát triển một cách khó kiểm soát.

Các loại phân hữu cơ tan chậm sẽ là lựa chọn lý tưởng cho cây vào thời điểm này bởi cung cấp dinh dưỡng từ từ nhưng đầy đủ, hạn chế tình trạng lãng phí phân bón. Trong đó, Phân trùn quế viên nén sẽ cực kỳ phù hợp và an toàn.

>>> XEM THÊM: Bí quyết kích thích hoa lan Cattleya ra hoa khỏe mạnh