Hướng dẫn cách ươm kei thân thòng và những điều kiện để thành công

Nhân giống lan thân thòng bằng ươm keiki phương pháp nhân giống cây vô tính giá rẻ, không yêu cầu kĩ thuật cao, thích hợp ở tất cả mọi vùng miền được rất nhiều người áp dụng phổ biến.

Lan thân thòng bao gồm các loại Phi điệp, Hạc vỹ, Long tu, Trầm, Đùi gà, Giã hạc pháp, Giả hạc hawai,…

Cách ươm kei thân thòng

– Thời gian thuận lợi để ươm chồi non: Sau khi cây ra hoa, chồi non mọc dài, rễ đã nhiều và bám vào giá thể.

Lúc này ta cắt thân đã ra hoa xuống ương chồi non là thuận lợi vì chất dinh dưỡng vẫn còn nhiều trong thân lan. Nếu sợ thân chồi non yếu thì ta đành phải để lại cho nuôi thân non, đến khi thân non khỏe mạnh ta vẫn có thể cắt xuống, nhưng lúc này tỷ lệ thành công sẽ giảm xuống ít nhiều.

– Xử lý thân mẹ dùng để ươm chồi

Sau khi cắt thân mẹ định ươm chồi non xuống, nên cắt thành từng đoạn khoản 20-30cm. Nên cắt bằng vật thật sắc bén để tránh làm dập vết cắt,(vết cắt xong thì bôi keo liền sẹo Mỹ Tiến hoặc keo 502/vôi/sơn móng tay…) để vết cắt khô khoản một ngày rồi mới đem ngâm vào dùng dịch dưới đây: 1,5ml B1 + 2ml TERRA SORD 4 cho 1 lít nước.

Ngâm thân cây mẹ đã cắt từng đoạn vào dung dịch trên khoảng 1 giờ, sau đó để thật khô khoảng 4-5 giờ rồi ngâm lại lần nữa.

– Tiến hành ươm thân non

Đặt những đoạn thân này vào chỗ mát và ẩm, nhiệt độ phù hợp từ 25-28 độ C. Sau từ 5- 8 tuần (nếu thân mẹ là thân mới) hoặc lâu hơn là 2 đến 3 tháng (nếu là thân cũ) ta sẽ thấy từ các mắt ngủ chồi non sẽ nhú lên.

Lưu ý: Trong thời gian ươm thân non thì khoản 15 ngày một lần ta lại ngâm thân cây mẹ vào dung dịch B1 pha như trên.

– Chăm sóc chồi non

Nếu như chồi non, đã nhú ra từ mắt ngủ, để chúng mau ra rễ thì ta sẽ tưới B1 + TERRA SORB cho chúng với liều thật loãng. Thông thường thì sau một tháng kể từ khi chồi non nhú lên sẽ ra rễ.

Khi rễ ra khoản 1cm ta có thể mang ghép vào dớn hoặc gỗ nhưng phải để ở chỗ thoáng mát (nên ghép nguyên đoạn thân mẹ) vì lúc này chồi non vẫn còn yếu nếu đem ra nắng thì chúng dễ bị chết khô.

Dinh dưỡng vào lúc này cũng là điều cần thiết, nên ta tưới NPK 30-10-10 + B1 liều thấp khoản 1 tuần – 10 ngày một lần cho chồi non giúp chúng sinh trưởng và phát triển mạnh hơn. Khi chồi non phát triển từ 2-3cm trở lên ta nên tăng cường ánh sáng giúp chúng phát triển nhanh hơn. Khi này thì bộ rễ cũng đã phát triển mạnh và bám chặt vào giá thể, lúc này ta cần kết hợp phân hữu cơ và vô cơ cho cây. Nếu chăm sóc tốt thì năm đầu tiên hoặc 18 tháng sau cây sẽ cho hoa bói.

>>> XEM THÊM: KĨ THUẬT “ĐỈNH”: Chiếu xạ gây đột biến được cả cây hoa lan giả hạc quý hiếm

Điều kiện ươm kei thân thòng

– Ươm kei cần tránh úng nước: Nếu vô tình để nước ngấm vào vết cắt của đoạn thân sẽ gây ra thối nhũn. Chính vì thế mà rất nhiều người ươm kei với tỷ lệ thành công rất thấp do thối nhũn.

– Giữ cho vết cắt được không ráo

– Ươm kei không cần ánh sáng quá mạnh: Nếu bạn ươm kei đúng mùa ra hoa dưới điều kiện ánh sáng mạnh, khả năng cho hoa của mắt ngủ là rất lớn. Đồng thời ánh sáng mạnh sẽ khiến giá thể của bạn mau khô, không đảm bảo được độ ẩm thưởng xuyên để kei có thể nảy bình thường. Khi ra kei con rất non và yếu, dưới ánh sáng quá mạnh nó có thể bị đốt nóng và có khả năng bị cháy, teo là rất cao.

– Nếu kích kei nên hạn chế hoặc không nên dùng Atonik để kích rễ, với liều lượng nhẹ thì có thể không sao nhưng nếu với hàm lượng lớn như trên bao bì sẽ rất dễ gây thối nhũn, làm hỏng các mắt ngủ của cây.

>>> XEM THÊM: Mục sở thị khu bảo tồn hoa lan rừng độc nhất vô nhị ở Tây Nguyên, mùa hoa nở khu rừng đẹp như cổ tích