Chữa bệnh cho lan bạn cần lưu ý điều gì?

Quá trình chơi lan điều không tránh khỏi được là cây lan bị bệnh. Đã bị bệnh thì ắt phải chữa. Dưới đây là những lưu ý khi chữa bệnh cho lan.

Xác định đúng bệnh hại hoa lan

Đây là khâu quan trọng nhất và cũng khó nhất.

Cũng như con người chúng ta chỉ khi nào bắt được bệnh rồi mới kê đơn bốc thuốc. Với hoa lan cũng vậy ta xác định cây lan mắc bệnh gì thì sẽ biết dùng thuốc nào để trị. Như vậy hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn. Nhanh chóng dứt bệnh, cây nhanh hồi phục. Còn không xác định được ta dùng lan man nhiều loại thuốc trừ bệnh khác nhau. Không những không hiệu quả mà có khi còn làm cây nặng bệnh thêm.
Ví dụ: Trị thối nhũn cho lan phi điệp. Mà lại dùng thuốc nấm để trị, không dùng thuốc chống thối nhũn cho phong lan. Không những không đứng bệnh mà vết bệnh ngày càng lan ra.

Khó xác định bệnh là do đâu. Cùng một loại bệnh nhưng biểu hiện trên mỗi cây lan lại khác nhau. Các loại bệnh trên phong lan cũng đa dạng và phong phú lắm.

Gây khó khăn cho người mới chơi. Đòi hỏi người có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với nhiều loại bệnh khác nhau.

Bệnh trên cây lan được gây ra bởi nấm và vi khuẩn và virus. Chủ yếu là do nấm và vi khuẩn.

Bệnh do vi khuẩn gây ra, thân lá thường có mùi thối và nặng mùi. Cầm lên và đưa lên mũi ngửi sẽ thấy rõ. Vết bệnh nhìn có cảm giác ướt át.
Ngược lại thì bệnh do nấm thường khô khan, vết bệnh không có mùi như trên.
Để có thêm kiến thức, kinh nghiệm thì mỗi chúng ta không ngừng học hỏi và quan sát.

Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng

Đây cũng là một khó khăn với người mới chơi. Vì trên thị trường có vô vàn loại thuốc trừ bệnh khác nhau. Không biết đường nào mà chọn. Dùng loại nào hiệu quả.

Nên nhờ người có kinh nghiệm tư vấn và tự học hỏi thêm.
Nếu xác định được bệnh rồi thì có thể ra cửa hàng BVTV(bảo vệ thực vật) hỏi người bán bệnh này thì dùng thuốc nào để trị họ sẽ tư vấn cho.

Bệnh do vi khuẩn thì mua thuốc trừ vi khuẩn để trị bệnh. Bệnh do nấm thì mua thuốc trừ nấm.

Không được dùng thuốc trừ nấm trị bệnh do vi khuẩn và ngược lại. Hoàn toàn vô nghĩa. Mất tiền, mất công, mất cả cây nữa không chừng. Nhưng có thể dùng chung cả hai loại nếu như chúng pha chung được. Nâng cao hiệu quả phòng và trị.

Nên sử dụng các loại thuốc đặc trị tương ứng với tên bệnh. Ví dụ cây bị thán thư thì nên mua thuốc đặc trị thán thư sẽ hiệu quả hơn thuốc trị nhiều loại bệnh trong đó kèm bệnh thán thư.

Dùng đúng liều lượng trên bao bì nhà sản xuất hướng dẫn. Trị bệnh ta pha với liều cao, phòng bệnh pha với liều thấp.

Ví dụ: Gói Mancozeb ghi pha 40g với 18-20l nước. Ta hiểu như sau 40g pha với 18l nước dùng để trị. Còn dùng để phòng thì pha 40g với 20l nước.

Pha nhẹ đi chỉ có tác dụng phòng. Còn đã trị thì phải pha theo hướng dẫn thậm chí còn phải dùng với liều cao hơn nhà sản xuất mới có hiệu quả.

Cách ly giò lan bị bệnh

Khi phát hiện giò lan bị bệnh, lập tức cách ly giò lan đó khỏi những giò lan còn lại. Để tránh lây lan sang những giò lan khác.

Kiểm tra xem các giò lan xung quanh có dấu hiệu bị bệnh không. Có thì đem cách ly tiếp để điều trị. Phát hiện sớm thì việc chưa bệnh cho lan dễ hơn rất nhiều. Lúc này cây mới chớm bị, vết bệnh còn nhỏ, cây vẫn còn khỏe.

Đặc biệt cây mà bị nấm hạt cải, phát hiện sớm nên tiêu hủy cả giò lan đó đi. Vì nấm hạt cải rất khó trị và lây lan rất nhanh. Thời gian ngắn thôi có thể lan khắp vườn lan. Đừng tiếc một giò lan mà hỏng cả vườn.
Với các giò lan chưa bị bệnh thì ta nên phun phòng bệnh cho lan luôn để hạn chế tối đa sự lây lan. Có thể phun phòng bằng các loại thuốc như: Benkona, nano Bạc, nano Đồng,…. An toàn và thân thiện.
Một lưu ý khi chữa bệnh cho lan cũng hết sức quan trọng là tránh mưa cho các giò lan đang bị bệnh.

Đang trị bệnh cho cây mà dính mấy hôm mưa thì coi như công cốc.

Đen thôi đỏ quên đi.

“Nấm mọc sau mưa” thì mọi người đủ biết rồi đấy. Mưa xuống điều kiện tuyệt vời cho nấm bệnh phát triển và lây lan. Vi khuẩn cũng không kém cạnh.

Vì thế cần cách ly cây bị bệnh khỏi nước mưa.

Đồng thời giảm lượng nước tưới, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Sau khi khỏi bệnh tưới bình thường trở lại.

Trị bệnh một cách liên tục

Có bạn nào nghĩ cây bị bệnh phun một lần là khỏi. Nếu có thì gạt ngay suy nghĩ đó đi.

Để dứt được bệnh thì cần phải phun ít nhất 2-3 lần, mỗi lần các nhau 3-5 ngày. Đó là một quá trình liên tục.
Đơn giản như chúng ta bị ốm thôi, uống thuốc 1 bữa thường không khỏi được. Mà phải uống trong 1-2 ngày. Tùy vào thể trạng mỗi người.

Người uống thuốc có tác dụng phụ. Thì trừ bệnh cho lan cũng có tác dụng phụ. Việc trị bệnh kéo dài và phun thuốc trị nấm liên tục như vậy có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lan. Cụ thể là cây có thể bị đứng ngọn dừng phát triển.
Ví dụ: Cây phi điệp đang bị bệnh do nấm, ta phải dùng thuốc liên tục để chữa bệnh. Bệnh khỏi nhưng cây thì đứng lại không phát triển nữa. Thắt ngọn dù đang trong mùa sinh trưởng. Đổi lại cây khỏi bệnh và sống tiếp. Cái giá chấp nhận được.
Ngoài ra cây còn có có thể bị chậm phát triển, các đốt ngắn lại. lá xếp nếp lại với nhau.

Ngừng bón phân

Một lưu ý nữa, trong quá trình chữa bệnh thì ngừng bón phân cho cây.

Không phun bất kỳ loại phân bón nào hết. Có bón phân tan chậm dưới gốc thì bỏ hết ra.
Không sợ cây chết đói đâu. Đợi cây khỏi bệnh tiến hành bón phân bổ xung sau.

Việc này giúp cây không bị loạn chất. Để các hoạt chất thuốc trừ bệnh làm việc hiệu quả.

Tôi mong một vài lưu ý khi chữa bệnh cho hoa lan trên sẽ giúp mọi người chữa bệnh cho hoa lan hiệu quả hơn.

Chúc các bạn có một vườn lan như ý!