Cách trồng và chăm sóc lan Kiều chuẩn, nở hoa đồng loạt

Loại hoa lan rực rỡ này có 2 tên gọi theo vùng miền, miền bắc gọi là lan Kiều, miền nam gọi là lan Thủy Tiên.

Trong nhóm lan kiều có các loại sau: kiều vuông (thủy tiên trắng), kiều tím (thủy tiên tím, có vùng hoa màu tím nhạt nên gọi kiều hồng), kiều mỡ gà, kiều cam, kiều vàng, hoàng lạp, sơn thủy tiên,…

1. Chuẩn bị chậu và giá thể

Lan thủy tiên là giống phát triển khỏe, bộ rễ phân nhánh rất mạnh, nên đòi hỏi chậu nhiều lỗ thoát nước tốt, giá thể thể thông thoáng, xốp. Chậu thích hợp là chậu gỗ, chậu chựa giả gỗ, chậu nhựa đen thích hợp cho nhà vườn trồng số lượng lớn.

Giá thể giúp lan kiều phát triển tốt nhất đó là vỏ thông, than củi và dớn sợi. Ngoài ra, chúng cũng thích hợp trồng trên gỗ lũa, gỗ vú sữa, gỗ nhãn vì bộ rễ được phát triển thông thoáng. Có thẻ dùng hỗn hợp vỏ thông than củi dớn sợi ở giữa lên trên.

Lan kiều còn có thể trồng trên các cục dớn (rễ cây dương xỉ) sẽ phát triển tốt trong vài năm đầu rồi khi bộ rễ phát triển kín hết sẽ dể bệnh và chết mòn đi.

2. Ánh nắng

Lan kiều cần nắng khuyếch tán 60% (nắng 60%- che mát 40%) mỗi ngày 8h để lan hô hấp và quang hợp, nắng nhiều lan kiều sẽ ít bệnh, thân to mập cứng cáp, lá to xòa rộng và vòi hoa dài, đậm màu. Khi thiếu nắng lan kiều lá nhăn xanh thẫm , thân dài cong và nhỏ, hoa ngắn nhỏ, mà nhạt.

>>> XEM THÊM: 5 lý do nên dùng vôi để chăm sóc định kỳ cho hoa lan

3. Nhiệt độ và độ ẩm

Lan kiều trồng được ở mọi vùng miền khí hậu, nhiệt độ từ 25 đến 38 độ C nhưng phát triển tốt nhất ở khí hậu mát ẩm. Độ ẩm thích hợp là 70%.

4. Tưới nước

Có 2 cách tưới nước: tưới béc và tưới tay, tưới béc thì tưới đồng đều cả giàn, tiết kiệm thời gian nhưng sẽ có giò lan dư nước và giò lan thiếu nước vì giá thể trồng khác nhau sẽ có độ thoát nước và giữ nước khác nhau.

Với vườn ít thì tưới tay là hiểu quả nhất. Dùng mắt nhìn từng giò lan mà điều chỉnh nước phù hợp, giò lan nhanh khô thì tưới kỹ, tưới đẫm, giò lan giữ nước cao thì tưới sơ hoặc không tưới.

Cách tưới lan tốt nhất cho lan đó là ướt khô rồi lại ướt. Có nghĩa là sáng chúng ta tưới qua vài tiếng giò lan khô ráo đi chúng ta tưới lại rồi giò lan khô ráo chúng ta tiếp tục tưới lại.

Nên tưới vào sáng sớm và chiều mát, tưới vào buổi trưa thì tưới phải thật ướt đẫm, vì nếu chỉ tưới sơ sơ giò lan đang nóng, không khí đang nóng mà chúng ta dùng lượng nước nhỏ không làm mát được giá thể thì giá thể sẽ làm nóng nước và làm hư hỏng các rễ tơ, mầm non của lan.

Khi thời tiết đang nắng nóng mà có trận mưa rào thì phải tưới để rửa nước mưa tránh tình trạng hư hỏng lan. Sau trận mưa đầu mùa nhỏ phải tưới đẫm để rửa trôi lượng nước mưa trên thân lá và chậu.

>>> XEM THÊM: Nở rộ phong trào đổi tài sản giá trị hàng chục tỷ đồng lấy lan đột biến

5. Bón phân

– Có 2 cách bón phân: bón gốc bằng phân tan chậm và bón phân bằng phun qua lá.

+ Bón gốc: Công thức gồm phân dê + phân npk tan chậm + dynamic (rapid raiser) + ít vỏ trấu (có tác dụng làm chậm rửa trôi khi tưới nước hoặc trời mưa) trộn chung rồi cho vào túi lưới bón khi kết thúc mùa hoa và 4 tháng sau thêm phân lần 2.

+ Bón lá: Khi kết thúc mùa hoa mầm còn mới lên dùng phân Npk 30-10-10 (1g 5 lít nước) + rong biển + b1 2ml 5 lít nước 2 ngày phun 1 lần , pha loãng phun dày sẽ hiểu quả hơn vì lan mỗi ngày hấp thu 1 lượng phân bón, pha đúng như bao bì nhà sản thì 1 g cho 1 lít nước 1 tuần phun 1 lần, nếu 2 ngày phun 1 lần.

Chú ý: Phun 1 tuần phun 1 lần, kích thích ra rễ phun 3 lần

Khi lan đã phát triển ổn định chúng ta đổi phân sang npk 20-20-20 hoặc 19-19-19 có 3 nguyên tố nito, kali, photpho cân bằng nhau giúp lan phát triển đều đặn về thân lá, nito làm lan đi ngọn, kali cho lan có thân lá cứng cáp, photpho làm lan ra rể khỏe mạnh và ổn định. Ngoài ra còn phun thêm phân rong biển, b1, phân cá, dịch trùn quế có các nguyên tố vi lượng và các acid amin, acid humic, furic làm cây dày lá ,mập đề kháng tốt với nấm bệnh .

Trong các phân như rong biển, bánh dầu đậu phộng, phân cá,… có 1 lượng nhỏ kích thích tăng trưởng như GA3, NAA giúp cây phát triển to thân dày lá.

– Vào cuối mùa phát triển của hoa lan tùy từng vùng khí hậu có thời kỳ khác nhau, tùy vào loại lan kiều có thời gian nghỉ khác nhau. Vùng tây nguyên bắt đầu nghỉ từ tháng 10 AL, Vùng miền bắc tháng 12AL, vùng miền nam từ tháng 11AL. Trước khi vào màu nghỉ chúng ta ngưng phun các phân hữu cơ mà chỉ phun duy nhất phân NPK có hàm lượng Đạm(Nito) thấp Lân (photpho) Kaly cao : npk 6-30-30, npk 10-30-20, 0-40-40 phun 1 tuần 1 lần. Phun 3 lần là ngưng và bắt đầu ngưng tưới nước cho lan kiều.

6. Mùa nghỉ của lan kiều

Tất cả lan kiều đều nghỉ ngơi 1,5- 2 tháng mới ra hoa , tùy mỗi loại lan kiều mà có thời điểm nghỉ khác nhau. Lan kiều vuông nghỉ vào đầu tháng 10 Âm lịch, các lan kiều còn lại nghỉ sau 1 tháng.

Sau 1,5- 2 tháng không tưới nước lan kiều sẽ ko rụng lá như lan thân thòng mà thân sẽ teo tóp lại. Thân lan sẽ hình thành mầm hoa trong thời gian này. Và khi thời gian nghỉ đã đủ chúng ta tưới lại như bình thường, nhiệt độ ban đêm 20-25 độ C, ban ngày đạt 25-35 độ C lan kiều sẽ ra hoa đồng loạt.

7. Thay chậu

Sau thời gian 3-5 năm chậu lan đã phát triển kín chậu, có dấu hiệu chật và thân nhỏ suy yếu thì chúng ta tiến hành cắt tỉa gốc thay sang chậu mới với giá thể mới.

Khi mới thay phun phân kích thích ra rể 1g 1lit nước và 10 giọt supper thiver giúp hồi phục cây và ra rể mạnh. Khi lan ra rể ổn đinh thì chúng ta chăm theo quy trình như trên.

>>> XEM THÊM: Trồng lan kiếm thêm thu nhập với lan Kiều Vàng