Cách trồng Địa lan Trần Mộng, bí quyết giúp cây tươi tốt, nhanh ra hoa

Trần Mộng là một trong những loài địa lan tuyệt đẹp, sở hữu hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ được nhiều người yêu thích.

Địa Lan Trần Mộng có xuất xứ từ Sapa (Lào Cai).  Loài cây này ban đầu là cây mọc tự nhiên, mọc ở các mỏm đá trong rừng, sau này chúng được mang về trồng nhiều trong vườn nhà.

Đặc điểm Địa lan Trần Mộng

Địa lan Trần Mộng sở hữu lá dài, đầu lá dài, màu xanh đậm, Giò hoa địa lan dài, màu nâu nhạt, vươn lên nhìn rất đẹp.

Thời điểm ra hoa của địa lan Trần Mộng là từ cuối đông đến đầu mùa xuân, tuổi thọ khoảng 3 tháng. Thời điểm chúng nở nhiều hoa rất là trong những ngày cận Tết.

Thông thường, hoa lan Trần Mộng mỗi bông nếu được chăm sóc tốt có thể đạt chiều cao lên đến 80 – 90cm. Mỗi bông có kích thước khá to, cánh lan dài xòe rộng, có màu hồng pha với màu cánh gián nên nhìn rất lạ mắt, độc đáo, hoa lâu tàn, hương thơm dịu ngọt bay xa.

Địa lan Trần Mộng có 4 màu cơ bản gồm có xanh lơ, vàng chanh, vàng nâu và xanh ngọc, trong đó màu xanh ngọc là màu được nhiều người ưa chuộng nhất.

 

Thời điểm trồng lan Trần Mộng

Theo những người có kinh nghiệm tròng lan Trần Mộng lâu năm cho biết lan Trần Mộng có thể hoa 2 vụ mỗi năm, đó là thu và cuối đông. Do đó, vào tháng 9 âm lịch là thời điểm phù hợp nhất để tách nhánh Địa lan Trần Mộng.

Chậu trồng lan Trần Mộng

Địa lan Trần Mộng là loài lan lá dài, mọc rủ nên cần lựa chọn chậu trồng cao, đường kính to để cho lan phát triển, sao cho phù hợp khi đặt trưng bày trong nhà, sân vườn, những nơi có không gian rộng. Chọn chậu trồng có khả năng thoát nước tốt, giữ được mát cho gốc cây.

Chọn chậu trồng sâu vừa rộng để  thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh, tạo điều kiện cho việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống

Trước khi trồng cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch hết đất cát, bụi bẩn chậu nếu sử dụng chậu trồng mới.

Đất trồng Địa lan Trần Mộng

Khác với một số loài hoa lan khác, Địa lan Trần Mộng thích hợp khi được trồng trên đất xú. Đất xú là loại đất trồng nằm sâu dưới tầng đất thịt nhưng vẫn chưa tới tầng đất sét.

Để Địa lan Trần Mộng phát triển tốt, khi chuẩn bị đất trồng lan có thể trộn thêm vào đó gạch xỉ đã nung thật già, xơ dừa, rêu rừng đã qua xử lý, mút xốp, sỉ than,..

Khi trồng đất cần phải được xới kỹ càng, lớp đất trên cùng có thể to hơn lớp đất dưới, phần đất áp sát với củ cao trên miệng chậu để sau một thời gian tưới, đất tụt xuống dần là vừa phù hợp.

Các bước trồng Địa lan Trần Mộng

Bước 1: Lót dưới đáy chậu trồng một lớp gạch xỉ, xơ dừa hoặc mút xốp rồi rải tiếp đất xú đã chuẩn bị lên trên gần đầy miệng chậu

Bước 2: Đặt khóm lan thẳng đứng vào phần chính giữa chậu, rồi dùng rêu hoặc than củi trải lên trên bề mặt để che phủ xung quanh rễ lan

Bước 3: Đặt chậu ở nơi râm mát, tưới đẫm nước cho cây địa lan để duy trì độ ẩm

Chăm sóc Địa lan Trần Mộng phát triển tốt, nhanh ra hoa

Độ ẩm

Địa lan Trần Mộng không thể chịu hạn nhưng cũng không chịu được úng. Vì vậy, môi trường có độ ẩm cao chính là điều kiện để cây phát triển tốt.

Ánh sáng

Lan Trần Mộng là loài lan ưa ánh sáng tự nhiên nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp. Vì vậy, người trồng cần tránh đặt lan dưới ánh nắng mặt trời gay gắt; nên đặt chúng dưới bóng các tán cây hay sử dụng lưới che khoảng 50%.

Nhiệt độ

Lan Trần Mộng sẽ phát triển bình thường ở nhiệt đột ừ 20-30 độ C, do đó người trồng cần đảm bảo môi trường không quá nóng, quá lạnh. Ở những nhà vườn có diện tích trồng lớn, vào mùa hè có thể sử dụng chạy điều hòa, quạt gió, máy phun sương để giữ nhiệt độ ổn định cho cây phát triển tốt.

Nếu như thời tiết có mưa tuyến kéo dài, nhiệt độ xuống thấp phải di chuyển cây đến những địa điểm có địa hình thấp hơn, nhiệt độ ấm, để tránh cây bị chết, hoa bị nở sớm.

Tưới nước

Lan Trần Mộng ưa nước nhưng không tưới quá nhiều nước dẫn tới úng nước mà chết.

Tưới dưới dạng sương cho cây là phù hợp nhất, tần suất khoảng 2 lần/ngày nếu trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, nắng gắt. Những ngày trời mưa, độ ẩm cao thì hạn chế tưới, có thể không tưới. Có thể tưới mỗi ngày nhiều lần nếu vườn lan thoáng gió, độ ẩm cao.

Phân bón

Nếu đất trồng có ít dinh dưỡng cần bổ sung phân bón cho lan, duy trì bón phân 1 lần/tuần và lượng phân thật loãng với phân hữu cơ.

Phòng trừ sâu bệnh

Một số bệnh thường xuất hiện trên Lan Trần Mộng như nấm, thán nhiệt hay virus,… Cần kiểm tra vườn lan thường xuyên, phun thuốc phòng trừ định kỳ.

Lan Trần Mộng cũng có thể bị tình trạng khô, vàng lá. Người chơi cần thường xuyên kiểm tra lượng nước tươi, cắt bỏ những lá bị vàng, khô, phun thay đổi các loại thuốc trừ khuẩn.

>>> XEM THÊM: Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc và cách chăm sóc “chuẩn khỏi chỉnh”