Cách chinh phục Hải Yến – một trong những giống lan đơn thân khó trồng nhất

Lan Hải Yến có nhiều tên gọi khác như lan Hải Âu, lan Ngọc Bích,… Loại lan này xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á và có tên tiếng anh là Coelestis, mang nghĩa là bầu trời xanh. Tên gọi Hải Yến được đặt do cánh hoa của loại lan này giống như chim yến đang bay lượn ngoài biển.

Được xếp vào dạng “đỏng đảnh”, khó trồng nhất hiện nay nhưng bù lại lan Hải Yến mang dáng vẻ khiến bất cứ ai cũng say đắm với vẻ đẹp đài các, kiêu sa, đặc biệt là hương thơm lôi cuốn. Dưới đây là chia sẻ của bác Nguyễn Ngọc Hà- một chủ vườn lâu năm ở Lâm Đồng về cách chăm sóc lan Hải Yến:

Cách trồng và chăm sóc lan Hải Yến

Bác Hà chia sẻ: “Đến với loài hoa Hải Yến này, tôi nhận cay đắng nhiều hơn là hạnh phúc. Dù là cây lan rất đẹp, dù là bộ rễ rất tình, dù màu sắc mặt bông rất đáng yêu với hương thơm ngọt ngào vào những ngày hè nóng bức hay ngày thu mát mẻ, thì vẫn không thể nào khỏa đi sự cay đắng khi các nàng cứ lần lượt ra đi không lời từ biệt. Do đó ngay từ bước chọn và xử lý giống bạn phải thật chính xác”.

– Chọn và xử lý giống

Ưu tiên hàng đầu là lá không gãy dập và nhiều rễ khỏe.

– Trước khi trồng, bạn cắt bỏ lá thân rễ thối, dập, nát. Sau đó để lại khoảng 3-5 rễ, độ dài từ 3-10cm tùy giá thể lớn hay nhỏ.

– Tiếp theo, ngâm giống vào dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước trong 10 phút. Hoặc ngâm với dung dịch thuốc trị nấm khuẩn. Chú ý pha đúng liều ghi trên bao bì và ngâm lan vào đó 10 phút. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng Benkona. Tỷ lệ Benkona là liều 2ml/1 lít nước và ngâm lan 10 phút. Ngoài ra, bạn có thể ngâm trong nano bạc.

– Sau đó vớt ra, để ráo rồi ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ như B1 hoặc Siêu Lân hoặc Terra-Sorb 4 Chế Phẩm Hùng Nguyễn trong 1-2 tiếng tùy độ héo của cây. Cây suy kiệt thì ngâm lâu hơn. Vớt ra và chuẩn bị ghép. Chú ý nếu bạn ngâm siêu lân chỉ nên ngâm 15 phút để tránh cây chết xót. (Atonik có hiệu quả rất thấp trên lan đơn thân nên bỏ luôn).

– Chọn và xử lý giá thể

Hải Yến không phù hợp với việc thay giá thể. Bạn ghép vào giá thể nào càng bền, càng thoáng càng tốt như lũa, gỗ cứng, chậu đất nung với viên đất nung hoặc vỏ thông,…

– Phân bón

Bón phân cho Hải Yến rất đơn giản, cứ chục ngày bạn pha 20 giọt chế phẩm Hùng Nguyễn với 1 gam NPK 20-20-20+TE và 25 giọt Nano Đồng với 1 lít nước. Phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khoảng 10h sáng nên tưới rửa lại là xong.

Suốt năm cứ như vậy, cho tới khoảng tháng 2 âm lịch thì dùng NPK 6-30-30+te (1 gam) pha với Nano Đồng (25 giọt) pha với 1 lít nước để kích thích tạo vòi hoa. Phun liên tục như vậy 4-5 lần, 7 ngày 1 lần, sau đó thì ngừng hẳn phân. Bạn có thể dùng Siêu Lân 10-60-10+TE thay cho 6-30-30+TE. Sau khi hết hoa hai tuần mới bắt đầu quay trở lại quy trình ban đầu với chế phẩm Hùng Nguyễn, NPK TE và Nano Đồng.

– Phòng và trị bệnh

>>> XEM THÊM: Mê mẩn những sắc lan rừng độc- lạ, khó rời mắt của đại ngàn Tây Bắc

Theo kinh nghiệm của bác Hà, khi mới trồng Hải Yến, nên che mưa 100%. Bạn tưới bao nhiêu cũng không sao, nhưng chỉ cần dính 1 trận mưa vài tiếng là lan bắt đầu bị thối. Vết thối lúc đầu hơi nâu đen, nhưng sau đó là đen thui và lây lan, lá sẽ rụng và lan sẽ chết. Nếu bạn không che mưa thì dù bạn có phun thuốc lan vẫn cứ thối. Trừ trường hợp vườn nhà bạn không có mầm bệnh.

Ridomilgold là thuốc trị nấm, trong khi kiểu thối đó chính là bị vi khuẩn. Vậy nên muốn chữa khi lan đang bệnh, bạn nên pha 1 thuốc trị vi khuẩn (ví dụ Starner hoặc Kasumin hoặc Poner (Streptomycin) với 1 thuốc trị nấm như Metalaxyl hoặc Antracol hoặc Aliette… và phun ướt đẫm cả giò lan, mặt trên và mặt dưới lá. Nhưng sau khi phun thuốc, bạn phải che mưa 2 -3 ngày và ngừng tưới nước, ngừng bón phân. Như vậy để vết bệnh khô đi. Nếu phun thuốc buổi sáng mà chiều gặp mưa thì vẫn cứ thua. Tuy nhiên, khi lan đã thuần và sống được sau 1 năm thì khác. Mưa nắng thoải mái. Nắng 40-70% đều vô tư.

Nói chung, để phòng bệnh hiệu quả nhất, thì từ 10-15 ngày Hải Yến nên được phun thuốc trị nấm và vi khuẩn 1 lần (mua bộ đôi trị nấm khuẩn là tốt nhất). Bên cạnh đó, khoảng 20 ngày lại phun Movento hoặc Fendona kết hợp Pesieu 1 lần để phòng và diệt các loại côn trùng, sâu hại. Hai tháng phun nước vôi trong 1 lần.

>>> XEM THÊM: Vẻ đẹp của loài lan duy nhất không có cánh hoa Râu hùm Hymalaya ẩn mình của núi rừng Sa Pa