Yêu tố dinh dưỡng và phân bón cho phong lan bạn cần biết

Nhiều người thường cho rằng: Nguồn gốc của hoa phong lan là sống trên núi hay trong rừng, có thể không cần bón phân hay cung cấp chất dinh dưỡng gì cả. Đó là một quan điểm sai lầm, vì chỉ khi cây lan có những chế độ dinh dưỡng đặc biệt cũng như phân bón đầy đủ mới đảm bảo cho sự sinh trưởng của cây,cây mới sống tốt, ra hoa đẹp nhất.

Với cấu trúc khá đặc biệt, thân và rễ lan có khả năng hấp thụ trong không khí và nước mưa những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này chỉ thật sự lý tưởng nếu nó được diễn ra ở điều kiện tự nhiên. Và khi được trồng ở môi trường nhân tạo nhiều loài lan phải cần được bón phân.

Như đã nói ở trên thì lan có cấu trúc và phát triển vô cùng đặc biệt nên khi sử dụng phân bón phải được xem xét cẩn thận. Vì bón phân thường xảy ra hai trường hợp hoàn toàn khác nhau, một là cây tăng trưởng tốt và hai là cây có thể bị thoái hóa.

Dưới đây là vài gợi ý nhỏ của chúng tôi,hi vọng chúng sẽ giúp ích cho ban.

Phân vô cơ 

Các nguyên tố đa vi lượngNguyên tố đa vi lượng cần thiết cho sự phát triển của lan chính là đạm, kali, lân. Đạm là một trong những chất hình thành cơ quan, là yếu tố dinh dưỡng cơ bản tham giá vào thành phần axit nucleic, axit amin.

Trong đó, đạm làm cho cây xanh hơn, quang hợp mạnh và kéo dài sự sinh trưởng và phát triển. Lân lại có vai trò tham gia vào thành phần nucleoprotein adenxinphophat và những photphat khác. Không những thế, lân cũng giữ vai trò khá quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp giúp cho việc hấp thu đạm dễ dàng hơn, phát triển bộ rễ, kích thích lan đẻ nhánh và tác động mạnh mẽ ở thời kỳ cây con bé.

chăm lan

 

Kali cũng giống như Lân, giúp cây có thể hấp thụ được đạm một cách dễ dàng và kích thích sự hoạt động của nhiều loại men. Loại phân này còn tăng cường tạo thành những bô mạch, làm cho cây cứng cáp hơn, tăng khả năng giữ nước, thấm nước và giúp cây chịu được hạn và chống bệnh.

+ Phân đạm: Là loại phân được dùng nhiều trên thị trường dưới hai dạng urê CO (NH2)2 với tỷ lệ 46% đạm và sunphat đạm (NH4)2SO4 với tỷ lệ 21% đạm. Khi mua phân đạm bán ngoài thị trường người tiêu dùng nên lưu ý vì có thể bi pha trộn với muối ăn, rất độc hại cho cây và chúng có thể làm cho phong lan chết trong vòng 1 ngày.

+ Phân lân: Hiện nay trên thị trường có supe lân có chứa khoảng 20% P2O5 dễ tan cho cây hấp thụ ngay. Ngoài ra còn có phân lân Lâm Thao và phân lân nung chảy, phân lân apatit hòa tan, bạn cũng có thể chọn những loại phân này bón cho giống cây của mình.

+ Phân Kali: Trên thị trường thông dụng phân clorua kali thường được gọi là muối ớt vì có màu giống như muối ớt, loại phân này chứa 60% K2O.

Còn đối với những loại phân bón hỗn hợp thường được dùng dưới dạng hỗn hợp gồm 3 chất N.P.K được viết theo thứ tự. Ví dụ như 30-10-10, 10-20-20

* Nguyên tố vi lượng

Ngoài phân bón được dùng, bạn cũng nên bổ sung cho cây hoa phong lan một số nguyên tố vi lượng cần thiết để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bổ sung vi lượng bằng cách phun sương vào lá và rễ, bạn cũng có thể kết hợp cách phun này với việc phun thuốc ngừa nấm định kỳ nửa tháng một lần, như các chất sau:

– Sunfat manhe với nồng độ 0,25g trong một lít nước

– Phophat sắt với nồng độ 0,05 g trong một lít nước

Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng thuốc ngừa nấm như Zinep có chứa nguyên tố vi lượng. Và việc bạn phun thuốc ngừa định kỳ cũng chính là bổ sung vi lượng cho phong lan

Phân hữu cơ 

Ở nước ta có rất nhiều những loại phân hữu cơ khác nhau, có thể bổ sung dưỡng chất rất tốt cho lan. Tùy vào giống và loài mà bạn có thể chọn loại phân tươi hay hoai, khô hay ướt.

chăm lan

* Phân trâu bò: Phân trâu bò thường được dùng dưới 3 dạng khác nhau.

• Dạng phân tươi pha loãng, rất hữu hiệu cho các loài lan cắt cành như Vanda teres, Arachnis Maggie Oie.

• Dạng phân khô để trồng các giống như Dendrobium Caesar Alba, Dendrobium Pompadour, Dendrobium, Caesar Latin.

• Dạng phân hoai lại là thành phần cấu tạo giá thể các loại địa lan như các giống Phaius, Calanthe, Paphiopedium.

* Phân bánh dầu phộng

Là loại hạt đậu phộng được giữ lại sau khi được ép dầu, phân bánh dầu đậu phộng có tỷ lệ đạm khá cao và được dùng với 3 cách khác biệt. Bạn có thể ngâm từng bánh dầu vào nước, qua quá trình phân giải phân có thể ra mùi rất hôi vì thế nên các lu cần có nắp đậy.

Sau một thời gian, khi phân đã bay hết mùi, lúc ấy dùng bánh dầu pha loãng với nước để tưới. Lan sẽ phát triển rất tốt với loại phân này và thậm chí với loại chỉ ngấm vài ngày (với điều kiện phân phải được pha thật loãng, bánh dầu được xay nhuyễn trộn với phân bò và tro trấu là giá thể tốt nhất của địa lan).

Hay bạn cũng có thể vo thành viên kẹo nhỏ và đặt trực tiếp vào chậu cách xa giả hành, quá trình tưới nước sẽ giúp cho rễ cây hấp thụ dần.

* Phân tôm cá

Phải được rửa sạch hoàn toàn trước khi được dùng bằng cách ngâm vào nước nhiều lần rồi xả. Tiến trình tương tự như ngâm bánh dầu, nhưng khác một chỗ là chỉ lấy phần nước trong, bỏ đi phần xác.

* Phân heo

Phân heo tươi và nước tiểu được pha loãng dùng rất tốt cho các loại lan cắt cành. Người ta dùng phân heo khô vò viên để trồng một số loài thuộc giống Dendrobium.

>>> Bạn có thể đọc thêm:Biện pháp khắc phục cây lan bị thoát hơi nước

Vitamin 

Vitamin B1

Còn được gọi với cái tên là aneurin hay thiamin có thể dùng bột tinh thể để hòa tan trong nước với nồng độ 0,1 – 10ppm. Đây là sinh tố cần thiết cho lan, vì nhiệm vụ chính của nó chính là kích thích cho phong lan mọc rễ tiếp tục khi lan vừa tách khỏi điều kiện thuận lợi.

Trong đó quá trình tách chiết chậu lại là công việc thường xuyên của người trồng hoa lan, vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, bia sử dung rất hiệu quả cho lan.

* Vitamin C

Axit axcobic – thành phần quan trọng của những phản ứng axit hóa – khử trong cơ thể có nhiều trong cam, chanh, dừa…vitamin C cũng ảnh hưởng tốt cho sự tăng trưởng của hoa phong lan.

* Nước dừa

Trong nước dừa chứa rất nhiều muốn khoáng, axit amin, sinh tố kích thích sự phát triển của lan, thành phần nước dừa như sau: muối khoáng, gluxit 3%, lipit 1%, protit 0,15 – 0,21%. Những protit thủy phân cho ra khoảng 12 acid amin, trong đó nhiều nhất là prolian, axit glutamic. Nước dừa còn có nhiều sinh tố, đặc biệt là sinh tố B1, Biotin, B6. Ngoài ra nước dừa còn chứa auxin như axit indolaxetic (AIA) và nhiều chất khác mà thành phần chưa được xác định rõ.

Các chất điều hòa sinh trưởng 

Kích thích tố tạo rễ

Có nhiều chất kích thích tố tạo rễ khác nhau, tuy nhiên nhưng có hai loại chính là thiên nhiên (axit indolaxetic) và nhân tạo (naptalenaxetic, axit indolbutiric và 2,4 diclorophenoxiatic axit. Các chất kích thích tố tạo rễ thường được dùng với nồng độ 0,1ppm – 10ppm để có thể tách chiết lan và phun thuốc định kỳ 6 tháng để tạo ra cây có bộ rễ mạnh và thường được sự hỗ trợ của sinh tố B1.

* Bazo hữu cơ kích thích sự tạo chồi

Trong điều kiện thử nghiệm (In vitro) ảnh hưởng độc đáo của citokinin là nó có nhiệm vụ trong việc điều hành tăng trưởng và phân bào. Trong điều kiện tự nhiên citokinin với nồng độ 5 ppm tỏ ra vô cùng hữu hiệu cho sự mọc chồi ở một số loài lan đơn thân và đa thân.

Điều này mở ra một triển vọng mới: Cây lan có thể nhân giống với tốc độ nhanh hơn từ 2 đến 3 lần so với phương pháp tách chiết thông thường nhờ một phần ảnh hưởng của citokinin.

Kết quả ở trên là do tác động của citokinin gây ra sự hủy bỏ trạng thái miên trạng mất ngủ của trên căn hành. Chính vì thế, mỗi mắt ngủ của một số loài đa thân có khả năng mọc thành một hướng mới. Tuy nhiên, việc này nên được nghiên cứu một cách cụ thể cho từng loài lan và các tác động của nó với auxin.

Citokinin làm cho lan có thể mọc thành nhiều chồi lan nhưng các chồi sẽ bé và rất yếu. Nhưng với những cây lan được trồng với điều kiện tự nhiên sẽ ra hoa đều đặn nhưng không cung cấp được nhiều giống.

Tốt nhất với loài lan đa thân nên kết hợp giữa hai biện pháp là cơ học và kích thích tố. Cây lan sẽ được cắt thành hai giai đoạn:

– Đoạn đầu với 3 giả hành sẽ ra hoa trong mùa kế tiếp

– Đoạn đuôi được phun một dung dịch citokinin nhằm mục đích tạo chồi để nhân giống.

Nếu lan không được cắt cành, được phun citokinin không bao giờ để cây lan số chồi non tương ứng với số giả hành, tỷ lệ ½ là vừa phải. Số lượng chồi trên giả hành sẽ ảnh hưởng đển quá trình sinh trưởng cũng như phát dục của lan.