Trồng và chăm sóc hoa lan thật đơn giản với 43 bí quyết này

Vuonlan.net sưu tầm và tổng hợp gửi tặng các bạn yêu lan 50 bí quyết bỏ túi khi chăm sóc hoa lan. Chúc các bạn trồng lan thành công!

1. Từ từ mua lan, không nên mua một lúc nhiều cây quá, hãy trồng thử một năm xem mình yêu thích lan tới mức độ nào.

2. Rệp nhện (Spider mite) rất sợ mùi dầu khuynh diệp (Eucalyptus). Hãy bẻ vài cành khuynh diệp treo vào cây lan hoặc dùng dầu thấm vào bông gòn và để vào chậu lan. Rệp nhện sẽ biến mất.

3. Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.

4. Nếu bạn trồng hoa lan ngoài trời thì đừng tưới cây lan khi mặt trời đang chiếu thẳng vào cây. Nước có thể đọng lại, trở nên nóng và làm hại tế bào của cây.

5. Bạn có thể ngắm đã con mắt hoa của những cây đơn thân nếu trồng chúng chung với nhau trong một chậu lớn thay vì trồng riêng mỗi cây vào một chậu nhỏ.
6. Vào mùa nóng, khô, ta có thể nhúng cả chậu vào nước sạch hoặc (nếu cần) nhúng toàn thân cây lan vào nước khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng ta có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu.

7. Sau khi tưới cây lan xong, nghiêng chậu cho nước dư thừa đổ ra ngoài hết.

8. Nếu những cây Dendrobium của bạn có vẻ chết thì đừng có liệng chúng đi. Hãy trút cây ra khỏi chậu và để nơi mát với ánh sáng vừa phải. Đôi khi (và chỉ hy vọng), cây con “”kei ki”” sẽ mọc ra ở chỗ thân khô.

9. Đa số cây hoa lan thích ánh nắng ấm áp buổi sáng cho đến chín giờ. Lưu ý điểm này khi bạn định chọn một nơi trồng lan.

10. Nếu bạn đang định trồng cây lan Hồ-Điệp trên một nhánh cây thì cây nhánh cây bưởi là tốt nhất.

11. Ráng trồng Vanda trong rổ treo bằng thép mà không có đất trồng. Dây thép không mục nên khỏi phải thay chậu.

12. Hoa lan thích phun nước như sương.

13. Dùng hoa lan làm quà tặng thật không công bằng với cây và người nhận (chủ mới), nếu họ không biết chăm sóc cây.

14. Giữ cho rễ khoẻ mạnh bằng cách tưới nước vừa phải, bón phân đúng cách thì lá và hoa sẽ đương nhiên tốt tươi.
15. Nên hứng nước mưa để tưới cho lan trong khi nước máy làm đọng muối vào cây.

16. Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi.

17. Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Làm như vậy coi như bạn đang tưới cho cây sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive. Nhưng đừng dùng khi nước vo gạo đã chua.

18. Dùng một thìa cà-phê Epsom Salt cho mỗi gallon nước coi như phụ với Magnesium, tưới mỗi ba tháng để làm tan rã chất muối tồn đọng trong chất trồng lan.

19. Rắc bột chống nấm vào chồi hoa Vanda và Ascocendas. Mục đích là ngăn ngừa mầm hoa bị chột. Cũng có thể dùng cho lan Hồ-điệp.

20. Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.

21. Dùng lá khuynh-diệp nhỏ bỏ vào mỗi chậu cây lan Hồ-Điệp sẽ ngăn được rệp nhện (spider-mites).

22. Nên thay chậu ít nhất mỗi 2 năm một lần và chỉ tưới sau một tuần lễ.

23. Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.

24. Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng. Nghĩa là trồng lan thì đừng bao giờ lấp gốc lan đi.

25. Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.

26. Cymbidiums thích ẩm nhưng lại ghét nước, và thích khô ráo nhưng lại ghét vừa khô vừa nóng.

27. Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm.
28. Đừng bón phân khi nhiệt-độ cao hơn 85°F (29.5°C)

29. Giảm thiểu phân trong thời gian cây nghỉ dưỡng. Tưới tháng một lần phân là đủ.

30. Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.

31.Dùng một phần sữa một phần nước để chùi hay làm bóng lá lan. Thật kỳ diệu vì vừa không độc hại mà lại có sẵn.

32. Cái rây bột có thể dùng làm cái rổ trồng lan mà lại rẻ tiền.

33. Nên tưới vào buổi sáng, chứ đừng tưới vào lúc buổi chiều nóng bạn đi làm về.

34. Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng.
35. Nên giữ lại những nút chai rượu vang (rượu chát) và dùng để trồng lan, nó làm cho thoáng khí chung quanh rễ.

36. Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.

37. Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.

38. Hoa lan cần 50% độ ẩm hay hơn. Đặt cây lan trên một cái khay có đá cuội và nước. Đừng để nước chạm chậu cây.

39. Giữ cho hoa lan khỏi bị gió lùa. Đừng để cho hơi lạnh hay hơi nóng thổi vào cây.

40. Luôn luôn phải thử môi trường xung quanh khi quyết định đặt cây lan ở cây lan chỗ nào. Nếu buổi sáng chỗ ấy có mặt trời chiếu vào thì ta phải ở ngay chỗ đó để thử sức nắng và quyết định xem loại Hoa lan nào thích hợp với ánh nắng đó, ví dụ với lan Dendrobium Úc hay với lan Laelias.

42. Dùng xà-phòng nước hiệu Peppermint oil& castille (có bán tại cửa hàng thực phẩm) làm chất chống sâu bọ thật an toàn và hữu hiệu. Pha 1 thìa cà-phê vào 1 quart (¼ gallon hay 1 lít) nước trong bình xịt tay và xịt vào chỗ bị sâu bọ cắn cho đến khi tận diệt. Hữu hiệu nhất đối với sâu bọ thân mềm.

42. Nếu giữ được rễ lan tốt lành, thì sau đó cây sẽ khoẻ mạnh.

43. Khi tưới nước, đặt chậu lan trên đĩa hứng hoặc đem lại bồn rửa chén và tưới cho đến khi nước hoàn toàn chảy qua lỗ chậu.

(Sưu tầm và tổng hợp)