Trồng lan chỉ bằng cách này bạn đã nắm chắc cây sống, nhanh ra hoa đẹp

Để đảm bảo sự sống cây lan và vẻ đẹp của hoa lan, người chơi cần chú ý ngay từ khâu chọn cây, chọn giá thế,… cùng với đó là một hành trình dài chăm sóc đúng và đủ. 

Giá thể tốt giúp hoa lan sống lâu

Để đảm bảo sự sống cũng như kéo dài tuổi thọ, sức khỏe cho lan, người chơi nhất thiết phải chọn cây  to, cây cả cụm/khóm càng tốt.

Đặc biệt, bạn cần quan tâm đến giá thể trồng lan. Với giá thể, ta cần nắm chắc một số kĩ thuật sau:

Nên đầu tư giá thể bằng gỗ tốt như gỗ lũa, dùng gỗ chất lượng tốt gỗ trắc, đinh, lim, sến, táu… làm nan.

Với iá thể dớn cho người mới chơi ta chọn dớn là cây dương xỉ được cắt, xẻ hoặc ghép phơi khô hay dớn sợi, dớn vụn đều được vì chúng khá thoáng, thoát nước nhanh, bền, rẻ, dễ kiếm.

Nếu giá thể là chậu nên chọn chất liệu sành, gốm sứ chịu nước, độ bền nhiều năm để không cần thay chậu. Chậu trồng lan cần sạch, có nhiều lỗ thoát nước để không úng, phù hợp với kích cỡ cây. Tránh dùng chậu đất nung, chậu xi măng, chậu nhựa, chậu gỗ.

Cách trồng chăm sóc lan

Trước khi trồng cây hoa lan cần xử lý giá thể. Sau đo, dùng dây nilon cột cây để cố định, giữ gốc lan không bị lung lay khi tưới, giúp cây hoa lan mau ra rễ bám vào giá thể.

Khi mua lan về ta tỉa những rễ giập, trồng vào giá thể rồi treo ở tầm thấp 1m, đặt nơi kín, không bị cường nắng. Sau khi cây đã ra rễ, bám vào giá thể ta có thể đổi vị trí treo lên cao 2-3m, chỗ thoáng hơn.

Trong quá trình chăm sóc chú ý đảm bảo độ ẩm tốt là cây sẽ sống khỏe mạnh. Nếu giá thể giữ nước được 24 giờ thì ta chỉ cần tưới 1 lần/ngày. Loại giá thể it giữ nước thì tăng số lần tưới lên.

Đất trồng cây hoa lan

Đất trồng cây hoa lan không có công thức chung, miễn là có khả năng cung cấp hoặc dự trữ nước, dinh dưỡng cho cây. Đất trồng có thể là than hoa, dớn, vỏ cây, rêu rừng, bã chè, xơ dừa, hoặc tổng hợp…

Bạn có thể tham khảo công thức trộn đất trồng sau: Trộn đều xơ dừa, trùn quế, phân chuồng hoai mục, than củi… rồi ủ 10 ngày mới dùng để tăng dinh dưỡng cho đất. Lưu ý:

– Không cho vào đất trồng lan nhiều xơ dừa xay nhuyễn vì khi bộ rễ to ra sẽ làm cây lan nhanh chết.

– Không trồng lan trong chậu quá chặt, nên cài thêm những thanh tre, gỗ cắm vào giá thể và cột 1 đầu vào sợi móc treo, sau đó cố định giá cây lan vào thanh tre.

– Không trồng gốc cây quá sâu, mà chỉ đặt gốc lan nhẹ nhàng lên trên giá thể trong chậu, sau đó cố định.

– Khi thấy giá thể cũ, mục nát, nấm mốc cần thay chậu ngay. Nếu có điều kiện bạn có thể thay chậu 2 năm mỗi lần và mùa thay chậu là đầu mùa mưa (tháng 5-6 trong miền Nam). Thay chậu xong giữ cây lan khô ráo 1 tuần để rễ bị gãy, giập lành lại, tránh nhiễm độc rồi mới tưới nước.

Lưu ý chung khi trồng lan rừng

– Nên chia khu cho từng loại lan, tuổi lan tiện chăm sóc, giữ khoảng cách hợp lý. Nếu trồng trên ban công, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh để giảm bớt khô nóng từ môi trường xung quanh.

– Cân nhắc mỗi khi thay đổi cách trồng và tưới nước bởi mỗi vườn/vùng có tiểu khí hậu khác nhau

– Không nên để cây hoa lan lâu chỗ rợp, trong nhà vì cây sẽ thiếu nắng nên yếu, dễ bị bệnh, không ra hoa.

– Kết hợp tốt giữa tưới nước, bón phân, ánh nắng… để cây phát triển khỏe mạnh, sai hoa, hoa đậm màu.

– Đừng thấy lá vàng, cây èo uột mà vội vàng bón phân, tưới nước liên tục có thể làm cây dễ sốc phân, cháy lá và bị chết.

– Để cho cây phát triển đều nên xoay chậu thường xuyên để chúng nhận được đầy đủ những điều kiện gió và ánh sáng.

>>> XEM THÊM: Cách chăm sóc loài hoa lan có tuổi thọ hàng chục năm- nàng Cattleya giúp hoa nở đẹp