Thời tiết mưa nắng thất thường, chăm lan thế nào cho đúng?

chăm sóc lan

Thời tiết ngày càng cực đoan, mưa nắng thất thường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gây hại cho cây trồng. Riêng đối với lan – một loài hoa nhạy cảm, thì rất dễ phát sinh mầm bệnh.

Môi trường trồng lan

Để trồng được một chậu hoa lan đẹp không phải là điều dễ dàng. Đòi hỏi bạn phải đảm bảo môi trường ổn định để trồng hoa. Trong đó có đầy đủ các yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí, nước, đất. Chỉ cần một trong các yếu tố thay đổi quá đột ngột, cây sẽ không thích ứng được. Lá lan có thể xuất hiện các đốm do bị lạnh và đọng nước vào những ngày trời mưa bất chợt.

Các trường hợp cụ thể

Trong trường hợp trời mưa nhiều giờ rồi lại nắng, nếu giá thể trồng lan của bạn ít giữ nước thì trời nắng bạn nên tăng cường tưới nước dưới nền. Điều này để bù lại độ ẩm cho vườn lan khi bị mất nước đột ngột.

chăm sóc lan

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách lựa chọn cường độ sáng thích hợp cho lan

Nếu mưa nhiều từ vài giờ, cả đêm đến vài ngày. Lan có thể sống thủy sinh được, nhưng không nên để chậu lan đọng nước lâu. Bạn hpair đảm bảo chậu thoát nước tốt. Chậu nên treo cao hơn 50cm so với mặt đất để tránh nước bẩn văng vào.

Trường hợp nắng gắt rồi mưa. Nước mưa ít: Nhiều người gọi mưa này là mưa axit, dễ gây thối cây. Theo kinh nghiệm, sau những cơn mưa bạn nên tưới lại lan bằng nước sạch để rửa cây.

Nếu mưa nhẹ chỉ vài hột rồi thôi và vườn lan của bạn có độ ẩm cao thì không cần quá lo lắng. Ngược lại thì bạn nên tưới thêm để giữ ẩm cho lan. Vườn có độ ẩm cao khoảng 75-90% sẽ có khả năng tránh được sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì bạn cần thiết kế vườn trồng lan cẩn thận. Trong vườn có những góc sáng và độ ẩm phù hợp với từng loại lan khác nhau..

chăm sóc lan

>>> Đọc thêm: Phong lan hoàng thảo Trần Tuấn – Cách trồng và chăm sóc

Trong nước mưa thường có hàm lượng đạm khá cao. Nhất là những trận mưa lớn thì cây lan sẽ dư đạm. Vì vậy, khi thấy ngọn lan bị gục đầu xuống thì đó là dấu hiệu của thừa đạm. Lúc này bạn nên thay đổi tỷ lệ phân tưới cho lan. Giảm hàm lượng đạm, tăng hàm lượng lân, kali, canxi. Điều này sẽ giúp cây cứng cáp và tiêu thụ lượng đạm dư thừa. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên phun thuốc phòng trừ nấm định kỳ. Lan sẽ có sức đề kháng chống lại các loài sâu bọ gây bệnh h.ại lan.

Theo những người trồng lan chuyên nghiệp, cuối mùa mưa là thời điểm cây lan dễ bị bệnh và c.hết nhất. Bởi cây tích lũy nhiều bệnh, độ ẩm cao. Để hạn chế tình trạng này bạn nên có kế hoạch ngừa bệnh cho cây ngay từ đầu mùa.

Người chơi lan nhất định phải hiểu được đặc tính của từng loại lan để có những biện pháp chăm sóc phù hợp trong từng thời điểm. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm để bảo vệ vườn lan của mình khi thời tiết thay đổi.

(Theo phonglanviet.com)