Những công cụ và vật liệu cần thiết để trồng lan?

So với các loại hoa khác thì quy trình của trồng lan có vẻ bài bản hơn như chuẩn bị chậu, dụng cụ để trồng, giá thể… Tuy nhiên, việc trồng lan cũng khá đơn giản và cũng không mất nhiều thời gian để có những chậu hoa lan đẹp. Sau đây Vuonlan.net xin chia sẻ một vài kinh nghiệm bạn nên chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì để trồng lan.

1. Chậu lan

Lan phần lớn được trồng trong chậu. Chậu lan được chia làm 2 loại: chậu đất nung và chậu men.
Chậu đất nung: hút nước tốt, giá rẻ nhưng ít mẫu mã.
Chậu men: mẫu mã đa dạng, nhiều màu sắc bắt mắt nhưng khả năng thoát nước, thoát khí không tốt bằng chậu đất nung.


Chọn chậu thích hợp trồng lan

Hình dáng chậu trồng lan được thiết kế khá đa dạng như hình tròn, hình vuông hoặc nhiều cạnh. Chậu trồng lan đóng vai trò rất quan trọng, chọn chậu thích hợp sẽ giúp lan phát triển. Chậu lan tỷ lệ thuận với kích cỡ của cây, gốc nhỏ chọn chậu nhỏ, gốc lớn chọn chậu lớn. Điều quan trọng nhất là chậu phải đáp ứng được các yêu cầu như: có lỗ dưới đáy chậu để thoát nước, thoáng khí tốt, kiểu dáng đẹp. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà trồng lan thì chậu cao tốt cho rễ lan phát triển.

Khi chậu lan mới mua về bạn ngâm trong nước nhiều lần rồi mới mang ra dùng để tránh chậu hút hết khí ẩm của giá thể làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Ngoài ra, cây lan mới nên trồng trong chậu mới, lan thay chậu thì trồng trong chậu cũ.

2. Đất và giá thể

Đất sử dụng để trồng lan cũng khá đa dạng như: bùn khô tán nhỏ, bùn núi, cỏ đốt pha với cát. Hiện nay, người ta dùng nhiều mảnh gốm, ngói vụn, đá hỏa sơn, than củi để làm giá thể, những nguyên liệu này có khả năng hút nước, thoáng khí tốt, không vón cục rất tốt cho rễ sinh trưởng. Mỗi loại đất điều có những tác dụng khác nhau, chúng tôi xin chia sẻ tác dụng của một số loại vật liệu thông dụng:


– Bùn: đất thịt có chứa lá cây mục, tới xốp, hút nước nhiều chất dinh dưỡng. Độ pH= 5,5-6,5.  Đất nung: là đất có cỏ sau đó được nung lên. Mùn cưa: lọa này thoát nước rất tốt, không bị thối, thích hợp với khí hậu miền Nam nóng ẩm, mưa nhiều.  Rêu: là loại vật liệu hút ẩm và giữ nước tốt, ở những nơi nóng người thường sử dụng vật liệu này để làm giá thể, tuy nhiên không được trực tiếp dùng cho lan địa sinh.
– Vỏ cây: dùng vỏ các cây tùng, sồi và long nhãn, những loại này có khả năng giữ ẩm và hút nước tốt, giàu chất hữu cơ rất có lợi cho quá trình sinh trưởng của lan. Song loại này lại đễ mục  rữa dễ gay hại cho cây vì vậy trước khi xử dụng cần xử lý vô khuẩn.  Đá: gồn nham thạch, đá ong, đá cuội, đá đỏ, gốm những loại này thoáng khí, có nhiều lỗ hỏng để rễ để rễ có thể mọc dài. Khuyết điểm của vật liệu này là khi bón phan dễ bị rửa trôi vì vậy tốt nhất là bạn nên kết hợp với các loại vật liệu khác.
– Than củi: có tác dụng hút ẩm và diệt khuẩn, độ pH thấp và thiếu dưỡng chất, vì vậy nên kết hợp với các loại vật liệu khác. Đất mục: tốt nhất là đất được lấy ngay từ những nơi có lan mọc, có thể pha trộn bằng cách ử lá khô cho mục rữa. Đất mùn giàu chất dinh dưỡng, thoát khí tốt nhưng nhược điểm của nó là giữ nước kém dễ phát sinh sâu bệnh.  Bùn ao: bùn ao phải ở dạng mục, độ pH vừa phải, giàu chất dinh dưỡng, rất có lợi cho cây trước khi ra hoa. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng bạn cần thay vật liệu khác vì nó sẽ bị vón cục ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của rễ cây.

Mỗi loại lan khác nhau sẽ thích hợp với từng loại vật liệu giá thể khác nhau, và tùy vào điều kiện khí hậu của từng nơi mà bạn chọn loại giá thể phù cho lan sinh trưởng và phát triển tốt.