Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm, vi khuẩn ở lan và cách phòng tránh, xử lý chuẩn nhất

Bệnh có tính lây nhiễm ở lan là một loại bệnh do kí sinh gây ra, và chúng có thể lây lan ra các chậu khác nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Dưới đây là một số bệnh gây hại có thể lây lan trên lan:

  1. Bệnh nấm


Khi vi khuẩn nấm kí sinh trên hoa lan sẽ có một số biểu hiện như thối mục, đốm gỉ, cây khô héo, chết bất ngờ, chết đồng loạt,…

Bệnh thối đen đa số bắt nguồn từ sau lõi lá của những gốc non. Ban đầu sẽ có những đóm màu nâu tím viền vàng xuất hiện trên mặt lá, sau đó lan rộng ra thành từng mảng, ở giữa những đóm lớn lâu ngày có màu nâu đen hoặc màu đen. Khi ta dùng tay ấn xuống những vết này thường thấy chảy nước, sau đó sẽ biến thành mềm và đen, có lá bị thối và rụng.

Cách phòng trừ:

– Đảm báo môi trường trồng thoáng khí, tránh ẩm ướt cho lan để tránh phát sinh mầm bệnh.

– Ngay sau khi phát hiện bệnh, ta cắt bỏ các bộ phận nhiễm bệnh để tránh lây lan mầm bệnh sang các nhánh, cây khác.

– Dùng đồng sunphat với liều lượng 0,1-0,2% để phun hoặc Captan 50% pha loãng với nước theo tỷ lệ 1.400 – 500 lần, hoặc dùng rượu sát trùng.

Cách phun: Phun ướt toàn bộ bồn, phun liên tục 2 tuần mỗi ngày hoặc cách ngày.

  1. Bệnh dịch trên lan

Bệnh thường do nấm Phytophora palmivora và nấm Phytophora cactorum gây ra.

Cách phòng trừ:

– Ngay sau khi phát hiện, tiến hành cắt bỏ những lá bệnh

– Thiết kế môi trường trồng lan ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt.

– Định kỳ phun dự phòng Fumei 50%pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000- 150 lần.

  1. Bệnh đốm lá lan

Loại này thường gặp ở lan này có các loại phổ biến như Nipanduomaobaoye, bệnh đốm tán, đốm lá cứng, đốm lá mốc.

Cách phòng trị:

– Làm sạch nơi trồng lan đặc biệt là vào mùa đông

– Cắt bỏ lá héo, lá bệnh thường xuyên

– Phun mỗi lần từ 1-3 dung dịch lưu huỳnh- vôi hoặc pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000 lần 50% thuốc bột Carbendazim.

– Khi phát hiện lan xuất hiện một ít đốm, ta dùng đầu kim đã khử trùng châm vào các nốt bệnh, sau đó bôi thuốc Dermonistat.

  1. Bệnh nấm xám

Nấm xám còn có tên gọi khác là bệnh thối hoa xuất hiện trên hoa và thường gây hại cho cánh đài, cánh hoa, cuống hoa, có lúc gây hại trên phiến lá và thân.

Thời gian mới nhiễm bệnh, hoa xuất hiện những đốm đục nhỏ có nước sau đó chuyển sang màu nâu hoặc xung quanh đốm bệnh có màu trắng hoặc hồng phấn nhạt.

Thời điểm hoa héo tàn, đốm bệnh phát triển rất nhanh, cánh hoa bị thối rữa và biến thành màu nâu đen.

Cách phòng trị:

Bệnh thường phát triển vào đầu mùa đông và mùa xuân khi nhệt độ thấp, độ ẩm cao. Ở khoảng thời gian này, nếu trồng lan ở trong phòng cần đặc biệt chú ý tăng nhiệt độ, thông gió

Khi tưới nước nên tránh tưới lên hoa, nên dùng bình phun sương, tưới ban ngày để nước nhanh bay hơi.

Khi phát hiện hoa lan bị nấm xám, hãy cắt bỏ những bông hoa bị bệnh để tránh lây lan mầm bệnh.

  1. Bệnh thối rễ lan

Bệnh thối rễ còn có tên gọi khác là bệnh vàng lá, bệnh héo úa. Chúng thường phát bệnh khi gặp độ ẩm vừa và cao sẽ sinh khuẩn bệnh xâm nhập từ phần gốc cây, dần phát triển lên trên, tạo độc tố. Bệnh gây héo rồi chết làm chết cây

Cách phòng trị:

-Tạo môi trường thông gió và chiếu sáng thích hợp

– Tăng sức đề kháng cho cây bằng chế độ tưới nước, phân bón đầy đủ

– Khi phát hiện hãy ngắt bỏ những lá bị bệnh

– Diệt bệnh bằng cách dùng 75% Chlorothalonil pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:600 lần; hoặc 65% Amobam pha loãng với nức theo tỷ lệ 1: 500-700 lần để phun xả hoặc ngâm. Bạn cũng có thể dùng 1% dung dịch Bordeaux, 70% Topsin – M pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000 lần.

>>> XEM THÊM: Chủ vườn lan Bắc Kạn nói hết phương pháp chăm hoa lan Phi điệp đẹp, cây khoẻ mạnh