Mô hình kinh doanh lan rừng ngày càng hấp dẫn

Khoảng 5 năm trở lại đây, phong trào chưng hoa lan ngày tết ngày càng phổ biến. Trong đó, các loại lan rừng, quý hiếm luôn được giới nhà giàu săn đón, ưa chuộng. Cùng với sự phổ biến của trào lưu này, mô hình kinh doanh lan rừng trở nên “hot”, mang lại thu nhập cao cho người trồng.

1. Những tỷ phú trẻ trong giới chơi hoa lan

Vườn lan của chị Hằng (Q.9 – TP HCM) có mức thu nhập bình quân mỗi ngày hàng chục triệu đồng với khoảng từ 60 – 80 chậu lan được bán ra. Trường hợp giống như chị Hằng không hiếm vì là hộ kinh doanh lâu năm, có nhiều kinh nghiệm.

Bên cạnh những chủ vườn lâu năm như chị Hằng, nhiều năm trở lại đây thị trường hoa lan Việt Nam cũng chứng kiến nhiều câu chuyện thành công của không ít các bạn trẻ tuổi đời còn ít nhưng do sở thích đặc biệt với hoa lan, biết cách tận dụng thương mại điện tử, mạng xã hội nên cũng đã sở hữu tài sản nhiều người phải ao ước nhờ việc trồng và kinh doanh lan rừng.

Đơn cử như trường hợp của Phùng Văn Hùng (sinh năm 1992) chỉ sau khoảng 3 năm đổ tâm sức cho thú chơi hoa lan, anh đã trở thành chủ nhân của vườn lan rừng tại phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum với hơn 60 chủng loại lan rừng khác nhau, ngoài ra còn có các loại lan như: Lan hồ điệp, lan cattleya…

Hay như trường hợp của Nguyễn Phương Đông, chỉ sau 3 năm tìm tòi, học hỏi trên internet, mạnh dạn cầm sổ đỏ đi đầu tư, nay anh đang sở hữu rộng 300m2, bình quân mỗi ngày cho thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng, mang về tổng thu nhập mỗi năm khoảng 1,8 tỷ đồng, trừ hết chi phí còn lãi gần 600 triệu đồng

2. Hoa không phụ người chơi có tâm

Lan rừng là loại có sức sống rất mãnh liệt, bền bỉ, tuy nhiên để lan thích nghi với môi trường nhân tạo và sớm ra hoa thì người trồng cần phải mất 2 – 3 năm, thậm chí là nhiều hơn nữa. Trong khoảng thời gian này, người chơi phải chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến lan rừng có giá đắt đỏ hơn nhiều so với các loại lan thông thường.

Sở hữu vườn lan rộng hơn 1.800m2, đạt thu nhập mỗi năm từ 700 triệu – 1 tỷ đồng, anh Trịnh Văn Sỹ ở xã Lộc Thanh, huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng cho biết, muốn khởi nghiệp với mô hình kinh doanh lan rừng thì cần có số vốn ban đầu là khoảng 500 triệu đồng cho việc đầu tư cơ sở vật chất, thêm khoảng 200 triệu đồng để mua cây giống. Cũng theo anh, lan rừng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc kỹ càng, công phu hơn so với lan thường. Người chơi có thể nhân giống lan rừng theo 2 cách là trồng tự nhiên hoặc công nghiệp. Đối với cách tự nhiên thì rất đơn giản nhưng tỉ lệ thành công không cao bằng, chỉ cần treo lan ngoài trời, những thân già sẽ nảy mầm.

Hiện nay, lan rừng tự nhiên càng ngày càng hiếm, có một số loại gần như không thể tìm thấy. Tuy nhiên tại các địa chỉ Facebooc như: Yêu hoa lan, Website Vuonlan.net… là nơi mà bạn có thể liên lạc và tìm mua lan rừng dễ hơn.