Mẹo nhỏ giúp trồng Phong lan trên gốc cây

Ông Du nói: “Trồng phong lan trên cây khô không sợ dư nước vì dễ kiểm soát được bộ rễ, tiện cho việc chăm sóc, tưới tắm, đỡ tốn diện tích, hoa đẹp lại sai bông. Có thể nói, trồng lan tập thể trên cây khô và cây tươi hiệu quả cao gấp rưỡi trồng trên chậu. Nhất là hồ điệp trồng chậu rất dễ bị úng hoặc thúi rễ trong mùa mưa. Nếu trồng trên cây khô sẽ hạn chế tối đa nấm bệnh và nhũn lá”.

Trồng lan bằng chậu để trên giá phải mất diện tích 1.000 m2 mới đủ chỗ cho 10.000 chậu lan. Nhưng với số lượng chậu lan ấy chỉ tốn 500m2. Ông Du cho biết, sắp tới ông sẽ cho thử nghiệm bán 100 tác phẩm lan trồng trên thân cây khô giá 3-5 triệu đồng/gốc cây khô.

Bán lan chậu và lan cắt cành, thời gian gần đây, mỗi tháng ông thu trên 40 triệu đồng, cận tết 80 triệu đồng. Riêng lan cắt cành chưa đủ giao cho các cơ sở kinh doanh hoa tươi và khách hàng thân thuộc, nhất là vào các ngày lễ trong năm.

 

Ông Du là chuyên gia giải phẫu thẩm mỹ, trụ sở chính tại thành phố Phnompenh (Campuchia). Một tháng ông về Việt Nam 2 tuần để trông coi các cơ sở thẩm mỹ ở TP HCM, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang. Ông dành một khoảng trời xanh thơ mộng và quỹ thời gian để săn tìm, sưu tập các loài hoa lan cây cảnh theo sở thích.

Ông cho biết, lúc đầu vào năm 2002 chơi lan là vì yêu thích và để thư giãn, càng gần gũi với hoa lan ông càng say mê, càng ngày càng đầu tư vào loại hoa này.

Đến nay, ông đã gầy dựng được một vườn cảnh qui mô gồm sân chơi, hồ thủy tạ, cây kiểng quí giá và trên 22.000 chậu lan đang thời kỳ ra hoa, đáng giá nhất là hồ điệp, dendro, catleya, vanda, vũ nữ.

Một số lưu ý trước khi thực hiện cách trồng lan trên gốc cây:

Các gốc cây ghép phải đảm bảo các yếu tố sau:

1.Cây lâu mục để khỏi hư rễ lan và khỏi phải thay cây khác (giá thể khác)

2.Cây có bề mặt thô ráp càng tốt.
3. Cây không có vỏ bong tróc nhiều lớp
4. Nếu ghép trên cây sống không nên chọn loại cây hàng năm thay vỏ như cây ổi, cây bằng lăng…
5. Không nên trồng trên cây có khả năng tiết ra hóa chất, như cây (hoặc than từ cây) rừng ngập mặn (thường có muối)…

Có nên bóc vỏ cho gốc cây dùng để ghép lan?

Có hai luồng ý kiến khác nhau, tuy nhiên, việc bóc vỏ có những đặc điểm sau so với loại bóc vỏ:

+Ưu : Cây lâu mục; khó bám nấm bệnh; sâu bệnh, dịch hại không có chỗ ẩn nấp.
+Khuyết : Ít giữ nước, phân nên phải tưới nước, phân nhiều; không tự nhiên; cây lâu bám rễ hơn một chút.

Tùy thuộc vào giá trị thẩm mỹ của khúc gỗ và giá trị của cây lan định ghép vào khúc gỗ đó. Nếu cần có dáng đẹp và cây lan có giá trị không cao thì không bóc vỏ; còn cây lan giá trị cao (lũa chỉ làm tôn thêm giá trị của cây lan) thì nên bóc vỏ cho thêm phần an tâm.