Mách bạn biện pháp diệt trừ ốc sên hiệu quả trên hoa phong lan

Diệt trừ Ốc sên là một vấn đề không những làm nhức đầu những người chơi lan tài tử chúng ta và làm cho các nhà vườn mất ăn mất ngủ vì cả trăm ngàn cây lan có thể bị tan hoang xơ xác trong một vài đêm. Nhưng làm sao để diệt trừ chúng đến tận gốc tân rễ không phải là một chuyện dễ dàng một sớm một chiều.

Một số cách diệt trừ ốc sên hiệu quả trên lan:

Ốc sên (còn gọi là ốc ma) và sên dẹp (sên không vỏ, có nơi gọi là sâu nhớt) thuộc loài sống trên cạn.

Ốc sên – Achatinafulica

Đây là loài sống hoang dại, ban ngày chúng ẩn kín trong các hốc, bụi cây hoặc chui xuống đất. Khi đêm xuống, chúng xuất hiện và phá hoại cây cối, hoa màu; nhất là ăn phần non của cành, hoa, trái thanh long. Đặc biệt, chúng phát triển mạnh trong mùa mưa và những vường cây được tưới nước thường xuyên trong mùa nắng. Để diệt trừ ốc sên hiệu quả, bà con có thể áp dụng một trong những kinh nghiệm sau:

– Chặt cánh râm bụt có nhiều lá xanh, để cho héo, đem bỏ từng đống trong vườn vào lúc chiều mát. Tối đến, ốc sên sẽ kéo đến ăn lá râm bụt. Sáng hôm sau sẽ thu gom dễ dàng.

– Lấy một cái hũ, trét lên một lớp mật ong mới lấy còn mùi thơm. Chờ sẩm tối đêm để ngoài vườn. Vị ngọt thơm của mật ong sẽ dẫn dụ ốc sên chui vào hũ rất nhiều. Sáng ra bạn chỉ cần xử lý chúng là xong.

– Bắt vài con cóc nuôi trong vườn (số lượng cóc nuôi ít hay nhiều tuỳ theo vườn rộng hay hẹp). Đêm đến những con cóc này sẽ ăn hết những con ốc sên và nó còn ăn những loại sâu bọ, mối, kiến cánh…nhưng không phá hoại cây trồng.

– Có một biện pháp hữu hiệu nữa là nuôi vịt thả trong vườn, nó sẽ tìm trứng ốc sên ăn hết và tiêu diệt dần những con ốc sên cắn phá. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp đối với vườn trồng cây ăn trái lâu năm như: xoài, thanh long, chuối, nhãn…

– Ốc sên rất thích thức ăn có mùi thơm ngọt như mít, thơm ( dứa)… nếu ở nhà có bổ trái mít hay thơm thì không nên vứt rác các vỏ trái hay xơ mít, mà tận dụng lại đem bỏ những nơi ẩm ướt, qua sáng hôm sau sẽ thấy ốc sên bò tới thưởng thức. Lúc đó mặc sức mà thu gom diệt gon chúng.

Trường hợp trồng cây với diện tích lớn thì phải sử dụng bả mồi có bán trên thị trường:

– Dùng thuốc Deadline Bullét (do công ty Map Pacific Việt Nam sản xuất), có thành phần hoạt chất Metaldehde 4%. Đây là thuốc đặc trị ở dạng bã, có chứa chất dẫn dụ để thu hút ốc đến ăn và chúng bị tiêu diệt tại chỗ. Liều dùng 1-2kg/ha, rải thuốc ở những nơi ốc thường tập trung. Với mật độ ốc khoảng 10 con/m2, có thể sử dụng 6-8kg/ha.

Lưu ý: thuốc độc nguy hiểm nên bảo quản xa trẻ em và khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc hướng dẫn ghi trên bao bì.

– Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng năm 2012 thì hoạt chất Metadehyde được các nhà sản xuất làm thuốc dẩn dụ và phòng trừ các loài ốc gây hại mùa màng : Ốc bưu vàng, các loài ốc sên…trên địa bàn TPHCM hiện có bán thuốc trên với các tên bao bì như: Bolis ( 6G, 12G) ; Cửu Châu ( 6Gr, 12Gr ) và Pilot (10B, 15B)….

– Theo kinh nghiệm cá nhân thấy rằng nên sử dụng rải lúc chiều mát, hay sau cơn mưa chiều, rải nhẹ trên mặt chậu hoặc xung quanh cây trồng, tối ốc sên bò ra ăn phải bả mồi sẽ bị chết hàng loạt. Khi sử dụng bả mồi nên chia làm 2-3 đợt để tiêu diệt số lượng ốc còn lại. Thường khi mua bịch thuốc có trọng lượng 1kg rải được trên diện tích 1.000 m2 và rải được 2 đợt vì khi rải cần để ý cây nào là món ăn thường xuyên của chúng thì cho bả mồi nhiều hơn.
Ốc sên sinh sản rất nhanh nên sau cơn mưa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện trở lại thì rải thuốc tiếp tục.

 

Hình ảnh ốc sên con chết sau khi rải thuốc

* Để tránh tác hại của ốc sên bà con nên thực hiện một số biện pháp sau:

– Thường xuyên vệ sinh vườn tược: Hạn chế bớt chiều cao của cỏ dại bằng cách cắt cỏ, chỉ để lại chiều cao từ 5-8cm. Hoặc cắt tỉa bơt những cành lá già rậm rạp vì đây là nơi ốc sên dễ dàng trú ngụ phá hoại.

– Thu gom ốc vào sáng sớm và chiều tối. Xử lý nếu lượng ốc sên nhiều, hãy đập chúng chết và cho vào hũ sành đựng nước tiểu. Để vài tháng, khi đã hoai, dùng nước này pha với nước lã làm phân tưới cho cây trồng rất tốt. Hoặc đem bằm nhỏ, nầu chín làm thức ăn cho nuôi heo, vịt, cá… nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

CÀ PHÊ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ CHIẾN ĐẤU LẠI LŨ ỐC SÊN VÀ SÊN TRẦN

Vào tháng 10 năm 2001, Hiệp hội bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) công bố họ đã chứng nhận việc sử dụng cà phê để chống lại sự phá hoại của lũ ếch Ha-oai. Nghiên cứu mới này cũng khuyến nghị rằng chất cà phê cũng có thể là vũ khí chống lại các côn trùng gây hại khác như sên trần và ốc sên. Như hầu hết các nhà làm vườn đều biết, sên trần và ốc sên là nguyên nhân gây ra những nguy hại đáng kể với rau mùa. Tuy vậy nhiều sản phẩm tiêu diệt sên lại chứa chất hoa học nguy hiểm cho con người và thú nuôi. Những sản phẩm chứa caffein do vậy có thể là sự thay thế an toàn cho những chất độc diệt sên đang tồn tại.

Những nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp lưu vực Mỹ-Thái Bình Dương và Trung tâm nghiên cứu cuộc sống hoang dã quốc gia đặt tại Hilo. Hawaii đã tiến hành vài thử nghiệm để chứng tỏ hiệu quả của chất có chứa caffein để xua đuổi và tiêu diệt ốc sên và sên trần.
Thí nghiệm 1: Liệu sên có từ chối thức ăn có chứa caffein
Những lá rau diếp được nhúng vào dung dịch chứa caffein hoặc được để nguyên không xử lý (trong điều kiện có kiểm soát. Các nhà nghiên cứu sẽ đếm xem bao nhiêu lá rau diệp bị sên ăn.
Kết quả sên không ăn nhiều lá rau diệp bị nhúng dung dịch caffein . Điều này chứng tỏ ốc sên có thể tìm thấy chất caffein và thích những lá không có caffein hơn.

Thí nghiệm 2: Caffein ảnh hưởng thế nào đến nhịp tim của sên
Ốc sên ăn hoa lan (Zonitoides arboreus) đã được xử lý với caffein. Các nhà nghiên cứu kiểm tra xem nhịp tim của ốc sên. Kết quả, sau 1 giờ, với dung dịch cà phê yếu (0.01%) tăng nhịp tim ốc sên nhưng với dung dịch mạnh (0.1%, 0.5% và 2%) lại giảm nhịp tim. Sau 24 giờ, với tất cả các nồng độ, sự teo tim của sên là yếu và không đều nhưng sau 96 giờ tất cả ốc sên bị xử lý với dung dịch 0.5% hoặc 2% đều chết.

Thí nghiệm 3: Liệu caffein có tiêu diệt ốc sên khi được phối hợp trong vật liệu trồng cây?
Gáo dừa được dùng để trồng hoa lan. Những mảnh này được phun dung dịch 1% hoặc 2% caffein hoặc chỉ phun với nước (trong điều kiện có kiểm soát)

Kết quả: Dung dịch 1% caffein đã giết 60% ốc sên, dung dịch 2% giết 95% nhưng chỉ 10% bị chết khi chỉ phun với nước.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn là làm thế nào caffein có thể giết ốc sên. Họ cho rằng caffein đã thay đổi hình thái năng lực vận động trong thần kinh ốc sên. Đối với con người, caffein là chất gây kích thích hệ thần kinh trung ương và tác động với adenosin- chất truyền nơ ron trong não. Caffein cũng gây ảnh hưởng tới các phần khác trong cơ thể như tăng nhịp tim, gây nghẹt, huyết mạch, làm chùng khí quản và tác động tới các cơ bắp.

Chắc trong tương lai sẽ có những thuốc trừ ốc sên mới và an toàn hơn sẽ được sản xuất có chất caffein. Ai có thể biết được? Có thể trong lần tới mua 1 tách cà phê, bạn sẽ có thể giữ lại làm bả để diệt ốc sên cho khu vườn của bạn.
Kết quả dùng thử bã cà phê: sau 2 ngày không thấy xuất hiện ốc sên nữa nhưng rêu bị chết một số vài ngày sau đó.

Một vài lưu ý:

* Phải dùng cà phê nguyên chất. Không dùng mấy loại cà phê độn đậu nành, ngô và cà phê tẩm ướp hương liệu hóa chất tạo mùi cà phê hay bơ dầu,… vì hàm lượng caffein của nó rất thấp và nó có những hóa chất ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng.
* Nên dùng cà phê Robusta vì loại này có hàm lượng caffein cao hơn Arabica.
* Đừng mất công đi tìm mua cái gọi là tinh dầu caffein, tào lao tất thôi, ở VN hiện nay chưa đơn vị nào chiết xuất tinh dầu cà phê để bán lẻ đâu, toàn hóa chất tạo mùi cà phê hàng trung của.