Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng lan Trầm tím

Lan trầm tím là một loài lan quý hiếm và hiện giá trị kinh tế của loài lan này cũng rất lớn, chính vì vậy mà hôm nay cách trồng lan xin giới thiệu về cách trồng lan trầm tím để những ai đang có nhu cầu trồng và sưu tầm có thêm kinh nghiệm và trồng cho đúng kỹ thuật.

Lan trầm ra hoa tết 2016 tại vườn lan gia đình.

Trầm tím hay còn gọi là Dendrobium Nestor là loài lan được lai tạo giữa hai loài lan khác là lan Giả Hạc và Lan Hoàng Thảo tím. Nhìn qua chúng ta sẽ thấy, hoa của chúng có nhiều nét rất giống với Hoàng thảo kèn, chính vì điều này mà lan Trầm có một nét đẹp rất đặc biệt bởi chúng được thừa hưởng những gen trội từ các cây Cha mẹ. Có thể nói những gì tinh túy nhất của hai loài lan Giả Hạc và Lan Hoàng Thảo tím đã kết hợp và cô đọng lại ở cây lan Trầm. Thân cây mập khỏe, cứng cáp, hoa nở có hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu, chính vì vậy mà chúng đang rất được ưa chuộng và đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ dân trồng lan.

Cách trồng lan Trầm

Lan trầm trồng cũng khá đơn giản nếu bạn đã có kinh nghiệm trồng các loài lan Giả Hạc hay lan Hoàng Thảo Kèn rồi thì khi trồng lan Trầm bạn cũng áp dụng những cách trồng cơ bản như thế và chú ý thêm một vài đặc tính của lan là được.

Rất nhiều người thích trồng kiểu đứng như thế này (ảnh. internet)

Nhiệt độ và ánh sáng: khi làm vườn trồng lan Trầm bạn nến chú ý đến ánh sáng để cây không được tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp, tiếp xúc nhiều sẽ gây cháy lá và lan chậm lớn . Lưu ý vườn phải thông thoáng và thoát nước tốt. Nhiệt độ sống thích hợp từ 18 đến 25 độ C, độ ẩm từ 70 đến 90% để cây phát triển tốt. Nhiệt độ để lan trầm ra hoa phải từ 13 – 15 độ C và kéo dài liên tục từ 4 – 6 tuần lễ.

Nước: nước tưới vào mỗi chu kì của lan chúng ta có tỉ lệ tưới khác nhau như mùa khô (mùa nắng) cần phải tưới nước thường xuyên để cây luôn giữ được ẩm độ cần thiết, phải tưới nhiều để lan không bị khô bị rụt lại do thiếu nước. Đến mùa thu cây bắt đầu vàng lá và có dấu hiệu rụng đi các cặp lá bạn giảm việc tưới nước lại, tưới một tuần một lần, vào khoảng tháng 12 trở đi thì giảm tưới nước xuỗng còn 2 tuần 1 lần chỉ duy trì tưới nước cho cây khỏi mất sức, và chờ cây ra nụ. Khi cây ra nụ bạn có thể tưới sơ qua hoặc tưới ướt đẫm một lần.

Các mầm lan trầm con đang lên khi cây mẹ vẫn đang cho hoa.

Phân bón: bón chung khi chúng ta tưới cho lan, với các hàm lượng phận bón như NPK 30 – 10 – 10 hay 20 – 20 – 20 bón một tuần một lần. Khi cây có dấu hiệu lá úa vàng chuẩn bị rụng ta bón phân theo tỉ lệ 10 – 30 – 20 kích thích lan trầm ra nụ.

Cách trồng: Lan trầm đa số là trồng trong chậu chứ không trồng bó vào thân gỗ giống như lan long tu hay giả hạc, tùy vào cách trồng lan của mỗi người ở đây tôi không khuyến khích trồng theo một cách nào cả nhưng cách nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm của nó, trồng đứng thì đẹp, dể di chuyển, nhưng cách trồng này cũng có nhiều khuyết điểm là cây khó truyền chất dinh dưỡng cho lan, trồng nằm thì cây lại không giữ được nước. Nhưng áp dụng cả hai cách trồng là tốt nhất.

Lan trầm bên trên trồng cùng với nhiều lan rừng khác.

Chất liệu trồng lan trầm: cũng như nhiều loại lan khác bạn trồng với sơ dừa, vỏ thông, than củi và đất nung.

Những bệnh thường gặp trên lan: ở đây bạn có thể theo dõi qua bài viết những bệnh thường gặp trên hoa lan để cập nhật về cách điều trị khi phát hiện ra các biểu hiện bệnh trên lá, trên thân cây lan.

Lựa chọn cây giống: lan trầm có giá trị lớn lên cây giống chắc chắn cũng sẽ tỉ lệ thuận với giá trị của nó, cây con bạn có thể mua ở một vài vườn lan rừng lớn. Lưu ý là có hai loại lan trầm. lan trầm rừng và lan trầm Thái Lan, loại thứ 2 thì giá mắc hơn do giống nhập khẩu và vì hoa của chúng nở đẹp và được nhiều người ưa chuộng hơn so với loại còn lại nên giá cả chệnh lệch đôi chút.

Lan trầm tím, trầm rừng Việt Nam ghép lụa

Lan Trầm rồng đỏ, hoa như hình bên trên

(Theo www.cachtronglan.com)