Lan cẩm tú- giới thiệu chung cách trồng và chăm sóc như thế nào?

Lan cẩm tú có tên gọi khác là cẩm cù, đây là dòng không thuộc họ lan nhưng vẫn gọi là lan. lan cẩm tú mang hình dáng giống như hoa cẩm tú cầu và không mang những nét đặc trưng của hoa lan thông thường.

Đặc điểm của hoa lan cẩm tú

Lan cẩm tú
Lan Cẩm tú

Theo tiếng latin thì lan cẩm tú có tên khoa học là Hoya carnosa. Là cây dây leo nên cẩm tú thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae) chứ không phải họ lan.

Cẩm tú có rất nhiều loại lan khác nhau được phân bố giống ở khắp nơi trên thế giới. Dựa vào hình dáng, màu sắc của hoa và lá thì người ta có thể phân biệt được các loại lan khác nhau.

Về đặc điểm hình dáng của lan cẩm tú thường mang những nét đặc trưng riêng, khác với các loại lan khác. Là loại cây dây leo, lan cẩm tú có thân mềm, các đốt có rễ và có thể mọc cao đến 7m. Lá của nó thường mọc đối nhau và có hình bầu dục đặc trưng, phiến lá dày, đầu nhọn.

Về phần hoa thì thường mọc thành hình cầu nên người ta còn gọi với cái tên khác là lan cầu hay cẩm cù. Hoa có màu trắng bên trong nhụy hoa màu đỏ và mọc rủ xuống và thường mọc thành chùm, những bông hoa 5 cánh hình ngôi sao mọc sát nhau tạo nên một bông hoa cẩm tú hình cầu lớn. Thông thường từ một vòi hoa có thể nở rất nhiều lần và ra rất nhiều hoa.

Lan cẩm tú có hương thơm nhẹ khi trồng trong vườn hương thơm của lan sẽ lan tỏa khắp khoảng không gian nhà bạn. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người yêu thích loài hoa này đến vậy.

Một vòng thời gian nở tàn của hoa rơi vào khoảng từ 7 cho đến 10 ngày tùy thuộc vào mức độ chăm sóc và điều kiện môi trường bên ngoài.

Ý nghĩa của lan cẩm tú là gì?

Lan cẩm tú là loài hoa mang rất nhiều ý nghĩa may mắn khi đặt trong nhà. Với một chậu hoa này bạn có thể mang đến tặng cho người yêu hoặc người thân, bạn bè trong những dịp đặc biệt. Ngoài ra, chúng còn là loài hoa mang ý nghĩa phong thủy rất tốt. Rất nhiều gia chủ đặt trong nhà để hút vượng khí và mang lại những điều may mắn đối với gia đình mình.

Với những ý nghĩa độc đáo trên, chắc chắn bạn muốn mua ngay cho ngôi nhà của mình một chậu lan cẩm tú đúng không nào!

Nên trồng và chăm sóc lan cẩm tú như thế nào?

Là dòng thuộc họ nhà thiên lý nên loài này không khó chăm cho lắm. bạn chỉ cần nắm rõ các bước chăm sóc hàng ngày thì chậu lan của bạn sẽ sinh trưởng và phát triển cực tốt. Và để giúp cho bạn có thể dễ dàng hơn trong việc trồng lan cẩm tú thì dưới đây sẽ là một số lưu ý khi chăm sóc:

a, Đất trồng:

Sau khi mua giống lan cẩm tú về thì điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó chính là đất trồng. Lựa chọn đất trồng phải có độ tơi xốp, thoáng khí và giàu chất dinh dưỡng có trong đất để khiến cho cây trồng có thể hấp thu được lượng dinh dưỡng từ đất. Không nên sử dụng 100% đất tự nhiên mà bạn nên cho thêm vào đó tro trấu, mùn cưa, phân khô,.. trộn đều hỗn hợp này lên để tạo độ tơi xốp của đất và đảm bảo các yếu tố vi lượng có trong đất là đầy đủ.

b, Ánh sáng:

Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Đối với các loại lan thì điều đầu tiên cần đảm bảo độ ẩm và môi trường ánh sáng. Không nên để lan trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt mà nên để trong bóng râm hoặc che chắn bằng lưới chống nắng.

c, Bón phân:

Để giúp cây được phát triển mạnh mẽ thì cần phải bón phân cho cây hàng tháng. Cứ khoảng 1-2 tháng bạn cần phải bón phân cho cây 1 lần để đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên không nên lạm dụng phân bón và không nên bón phân quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.

d, Tưới nước:

Lan là loại cây trồng chịu hạn tốt và ưa ẩm ướt. Chính vì thế mà những người chơi lan nên tưới nước cho cây theo mùa một cách hợp lý nhất. Những ngày nắng nóng thì nên tưới nước cho cây nhiều hơn những ngày mưa. Đặc biệt không để cây ngập trong nước để tránh trường hợp bị ngập úng.

e, Trừ sâu bệnh cho cây:

Cứ 3-5 tháng bạn nên có biện pháp phun thuốc để diệt trừ sâu bệnh cho cây. Đặc biệt là trước giai đoạn mùa mưa đang đến gần.

Hy vọng với bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất trong việc trồng và chăm sóc loài hoa này!

Nguồn Sưu tầm