Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa phong lan trồng ở ban công- sân thượng đối với người mới chơi lan

Trồng, chăm sóc và tưới nước cho phong lan trồng ở môi trường ban công-sân thượng (BC-ST) là việc tưởng chừng đơn giản nhưng nếu trồng, chăm sóc và tưới nước không đúng cách sẽ không đạt hiệu quả cao nhất để phong lan sinh trưởng và phát triển trong môi trường khá khắc nghiệt này. Sau đây là kinh nghiệm quý về trồng, chăm sóc tưới nước cho phong lan mà bác Nguyễn Thành Tuyên (Thái Nguyên) chia sẻ với người mới bắt đầu chơi loài hoa quý, thanh cao và trang nhã này.

Về ưu, nhược điểm trồng lan ban công sân thượng. Theo kinh nghiệm của bác Nguyễn Thành Tuyên (sinh năm 1979) trú tại xóm 10 (xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) cho biết:

– Ưu điểm:

Khác với các cây trồng dưới đất phong lan được coi là cây trồng “sạch sẽ”, gọn nhẹ, không cần diện tích lớn, không cần nhiều nắng quá, không cần sử dụng đến đất (vốn hay gây bẩn BC-ST) và hầu như không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật.
Phong lan yêu thích thoáng và gió yếu tố mà BC-ST có thừa vì BC-ST thường ít nhất ở tầng 2, thậm chí 3-4-5 nên rất nhiều nắng gió và thoáng
Mặt khác, trồng lan trên BC-ST hạn chế được rất nhiều sự gây hại của côn trùng so với trồng lan dưới mặt đất (ốc sên -chuột -kiến- gián- bọ trĩ- nhện đỏ- bướm- sâu…chó-mèo-gà…) lại vừa gần gũi-an toàn. Mở cửa ra là được ngắm cây, ngắm hoa.

BC-ST
Hoa lan
BC-ST
Hoa lan

 

– Nhược điểm:

Yếu tố đầu tiên là nóng và khô vì BC-ST thường là mái tôn hoặc bê tông. Vì vậy việc nắng và nóng là không tránh khỏi. Sự thoáng gió thường đem lại sự khô ráo, mà cây lan thì rất cần ẩm.
Thế nên, người trồng phải biết cách chọn giống lan+ chậu trồng+ giá thể để giảm tối đa những nhược điểm của môi trường BC-ST.

BC-ST
Chậu trồng lan
BC-ST
Giá thể trồng lan

– Chọn giống lan phù hợp:

BC-ST
Hồ điệp

Các loại phong lan có điểm chung, tuy nhiên mỗi loài lan sẽ có những đặc tính khác nhau chút, có loại chịu nóng tốt, có loại chịu lạnh tốt, có loại cần ẩm nhiều, có loại cần ẩm vừa vừa; có loại cần không gian rộng (vì chúng rất to lớn), nhưng cũng không ít loại lại chỉ cần sống trong cái chậu bằng gang tay….

BC-ST
Phân bón

Những loại lan sau đây rất phù hợp để trồng BC-ST: Hồ điệp, dendro, cattleya, kiều, hạc vỹ, phi điệp, vũ nữ, hoàng lạp, trầm, kiếm, phượng vĩ, một số loại địa lan, lan hài..và một số loại lan rừng khác. Những loại lan này chịu nóng tốt, chịu khô hạn tương đối tốt và ..nhỏ gọn.

BC-ST
Thân lan
BC-ST
Rễ lan
BC-ST
Hoa lan

– Chậu trồng phù hợp:

BC-ST
Vảy rồng
BC-ST
Hoàng lạp

Lan có thể ghép lên gỗ lũa, dớn và một số loại giá thể khác, tuy nhiên việc chăm sóc sẽ vất vả hơn so với trồng chậu. Trồng chậu có ưu điểm là giữ ẩm tốt (đỡ phải tưới nhiều) gọn nhẹ, dễ chăm sóc, dễ di chuyển, sạch sẽ…
Thế nên, chọn chậu trồng thì nên ưu tiên sử dụng chậu đất nung, chậu nhựa với càng ít lỗ thoáng càng tốt. Hạn chế sử dụng chậu nan gỗ, chậu nan nhựa với quá nhiều khe, lỗ thoáng.

BC-ST
Vảy rồng

– Chọn giá thể phù hợp:

BC-ST
Vãy rồng

Chọn các loại giá thể nhẹ, giữ ẩm tốt như là sơ dừa, vỏ thông, rêu rừng, rêu Chi Lê, đá bọt biển. Trong các loại giá thể này thì sơ dừa (già) giữ ẩm tốt nhất. Có thể 1 tuần bạn tưới 1 lần cây vẫn đủ ẩm. Rêu Chi Lê kết hợp với vỏ thông cũng là lựa chọn khá tốt. Đá bọt kết hợp rêu rừng cũng là lựa chọn thích hợp.

BC-ST
Hạc Vỹ

– Chọn phân bón phù hợp:

BC-ST
Kim điệp

Nên ưu tiên sử dụng các loại phân vô cơ (sạch sẽ -gọn nhẹ -thẩm mỹ). Sử dụng phân chì Nhật, phân tan chậm Mỹ, các loại phân NPK bón qua lá. Nếu sử dụng phân hữu cơ thì dịch chuối là lựa chọn hàng đầu. Không nên hoặc hạn chế tối đa các loại phân dê, bò, gà, cá, rong biển, đỗ tương vốn nặng mùi, chứa nhiều vi khuẩn, nấm bệnh có hại. Hơn nữa vấn đề thẩm mỹ sẽ được cải thiện.

BC-ST
Hạc Vỹ

Một số lưu ý khác khi trồng lan trên BC-ST:

Nếu nhà bạn hướng Đông hoặc Đông Nam thì có thể không cần dùng lưới chắn nắng (đến 11 giờ trưa).

Nếu nhà ban công nhà bạn hướng Tây hoặc Tây Bắc -Tây Nam thì nhất thiết phải có lưới che nắng (trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 3 hoặc 4 giờ chiều.)

Nếu BC-ST nhà bạn có quá nhiều gió, có thể dùng lưới cản bớt gió hoặc trồng các loại cây cản bớt gió.

Nếu bạn trồng trên sân thượng nhất thiết phải có lưới che nắng trên đỉnh đầu hoặc trồng các loại dây leo che bớt nắng.

Nếu ban công nhà bạn không có một chút nắng nào trong cả ngày thì trồng hồ điệp là lựa chọn số 1. Đây là loại phong lan phát triển tốt và ra hoa trong điều kiện không nắng. Một số loại địa lan, lan hài cũng phù hợp trong môi trường ban công không nắng.

BC-ST
Nghinh xuân

– Về tưới nước cho lan trồng trong môi trường ban công sân thượng thì theo bác Nguyễn Thành Tuyên chia sẻ:

Trước hết bạn muốn tưới nước cho phong lan trồng ở BC-ST, bạn phải chuẩn bị thiết bị tưới: Nếu có 1 vài chậu bạn có thể dùng bình tưới mini loại 1,5 lít là đủ còn nếu bạn có nhiều chục chậu và trồng ở nhiều BC-ST thì nên sắm bình tưới điện loại 20 lít (giá cả khoảng từ 700k đến 1 triệu tùy loại). Bình tưới điện làm bạn nhàn hơn rất nhiều và việc tưới được kỹ càng hơn. Khoản này nên đầu tư từ đầu vì tưới nước là việc làm hàng ngày đối với phong lan.

Về nguồn nước : Bạn có thể dùng nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, nước chứa trong bể, bồn chứa….Nếu nước chứa trong bể, bồn chứa bạn nên lưu ý kiểm tra nước trước khi tưới. Nhất là trong những ngày nắng nóng, có nền nhiệt cao trên 37 độ C thì nước trong bồn chứa thường nóng như nước sôi, nên nếu tưới nước này tưới vào lan thì lan sẽ héo úa, cây lan còi cọc, chậm phát triển. Đối với loài hoa như phong lan thì nước càng mát càng tốt, nước mát giúp giảm nhiệt độ nhanh cho tiểu khí hậu.

Thời gian tưới: Môi trường BC-ST đặc biệt khô và nóng. Bạn nên tưới 2 lần 1 ngày (nhất là những ngày nắng nóng, gió nhiều (ngày khô hanh). Thời gian tưới nên tưới vào buổi sáng sớm, càng sớm càng tốt. Tưới trước khi nắng lên hoặc khi có nắng nhẹ. Nếu tưới lan buổi chiều thì tưới càng muộn càng tốt. Tưới sau khi trời đã tắt nắng. Nếu bê tông- mái tôn quá nóng thì nên đợi cho bê tông- mái tôn nguội hẳn rồi hẵng tưới. Có thể tưới vào khoảng 20-21giờ đêm hoặc muộn hơn. Vào mùa đông thì bạn nên tưới vào buổi trưa sẽ tốt cho cây hơn.

BC-ST
Hoa lan

Mùa hè, không nên tưới vào buổi trưa vì dễ gây hại cho lan vì nước đọng trên ngọn, lá lan gặp nắng sẽ nóng lên rất nhanh nên đây là 1 trong những cách luộc lan không cần bếp.

Lượng nước tưới: Nên tưới nhiều, tưới đủ chứ đừng lấy vòi xịt qua loa chưa đủ ướt lá vì tưới như thế chỉ làm hại cây.

Vào buổi sáng bạn nên tưới đẫm nước vào cả thân, lá, rễ, giá thể để cây có đủ lượng nước “sinh hoạt” trong 1 ngày. Nếu giá thể giữ nước kém, bộ rễ quá khô bạn có thể tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 5-10 phút. Đặc biệt những dòng lan rễ gió, hoặc lan ghép trên giá thể là gỗ lũa thì rất nên áp dụng cách tưới này.

BC-ST
Hoa lan

Cũng theo bác Nguyễn Tuyên cho biết: Tưới nước cho phong lan thì vào những ngày mưa (nhưng mưa không đến BC-ST) thì bạn vẫn nên duy trì việc tưới nước bình thường. Nhiều bạn hay bỏ qua việc tưới nước vào những ngày mưa vì dù có mưa nhưng mưa chỉ có vài giọt bắn vào giò lan, lượng nước đó khôn

Bên cạnh với việc tưới nước cho các giò lan thì bạn cũng nên “tưới nước” cho bê tông, mái tôn và môi trường xung quanh giò lan. Nước sẽ nhanh chóng làm giảm nhiệt độ bê tông, mái tôn. Đồng thời cũng tăng độ ẩm cho tiểu khí hậu xung quanh vị trí bạn đặt treo giò lan. Bạn cũng có thể đặt vài thùng xốp, khay nhựa, chậu, chứa nước và trong đó thả ít bèo để tăng độ ẩm và làm giảm nhiệt độ BC-ST.

Tất cả các loại lan đều được bác Nguyễn Tuyên chăm trồng trên ban công hướng Đông Nam hoặc Tây Bắc đều cho hoa đều và rực rỡ.

Nguồn: Yeuquangbinh.net