Hướng dẫn từng bước thay giá thể cho lan phi điệp cập nhập cách trồng mới nhất 2020

Bắt đầu từ tháng 2-4 là mùa ra hoa, bật mầm gốc và ra kie của phi điệp. Đây là thời gian tốt nhất để thay gĩa thể cho lan phi điệp tốt nhất bởi thời tiết thuận lợi. Mưa nhiều, độ ẩm cao, lại có nhiệt độ ấm áp không quá lạnh cũng không nóng. Hãy cùng Rừng Hoa Lan thay giã thể theo các bước dưới đây giúp cây phát triển tốt hơn nhé!

Tại sao lại phải thay giã thể cho lan phi điệp.

Như chúng ta đã biết một khi phi điệp đã phát triển thì phát triển rất nhanh. Cây quá lớn hoặc tạo thành một khóm nhiều cây con thì giã thể không đảm bảo nuôi tốt cho cây thì ta phải thay giã thể. Để biết được điều này chúng ta cần nhìn vào giò lan và phán đoán với các biểu hiện sau:

+ Giã thể không giữ được thân lan khiến cây bị ngả nghiêng
+ Rễ đã mọc quá nhiều bao trọn toàn bộ giá thể
+ Nếu bạn trồng bằng rêu thì khi rêu đã chết cũng nên thay giá thể

Giá thể
Rớn trồng lan

Các bước thay giá thể.

Mỗi một nhà vườn đều lựa chọn những cách làm khác nhau. Với kinh nghiệm hơn 12 năm trồng lan phi điệp chúng tôi xin chia sẻ cách làm sau của Rừng Hoa Lan.

Bước 1: chuẩn bị giá thể.

Giá thể
Phân trồng lan

Nếu bạn lựa chọn loại giá thể nào thì cũng phải đi qua bước chuẩn bị này, bao gồm việc xử lý các vi khuẩn có trong giã thể để tránh cơ hội tạo mầm bệnh cho lan.

Các loại giá    thể bạn có thể lựa chọn là: Vỏ thông, rêu, dớn, gỗ nhãn, vũ sữa…

Người chơi lan thường lựa chọn vỏ thông để tiện cho việc chăm sóc và giao cây.

Vỏ thông khi mua từ rừng về được chặt nhỏ hình vuông mỗi cạnh khoảng 2-3cm. Sau đó chọn một chiếc xô lớn cho toàn bộ vỏ thông vào và một ít vôi trong để ngâm khoảng 6-7 ngày. Lúc nay, toàn bộ vi khuẩn, trứng sên đã chết thì mới có thể trồng.

Với cách trồng này bạn mua sẵn chậu nhựa, chậu gỗ hoặc sứ để đựng vỏ thông

Bước 2: Làm sạch giò lan cũ.

Giá thể
Rớn trồng lan

Đưa giò lan bạn muốn thay giã thể xuống. Tiến hành cắt bỏ toàn bộ rễ trên cây lan cũ, để lại khoảng 2cm. Bỏ giã thể cũ đi vì đã hỏng không còn giá trị sử dụng. Mục đích của việc cắt bỏ này là giúp bật rễ mới nhanh hơn giúp cây phát triển tốt hơn. Nếu khóm quá to tiến hành tách khóm. Vết cắt tách khóm cần được bôi keo liền sẹo hoặc vôi để khô rồi mới tiến hành trồng

Bước 3: Trồng cây mới vào chậu.

Giá thể
Gắn lan vào giá thể

Với những cây không tách khóm bạn có thể trồng lại luôn còn những cây tách khóm thường phải để 2-3 ngày cho khô mới có thể trồng lại.

Ở bước này bạn với vỏ thông đã ngâm vào chậu khoảng ¾ chậu rồi đặt khóm lan phi điệp đã làm sạch và cố định gốc. mục đích của việc cố định này là để khi lan ra rễ non không bị gió gây tổn thương cho cây và cây có thể đứng vững khi gió thổi.

Nguồn: Runghoalan.com