Hướng dẫn quy trình trồng lan kim tuyến

lan kim tuyến

Lan kim tuyến là loài lan quý hiếm ở núi rừng Tây Bắc, chúng mang một vẻ đẹp hoang dã không có loài lan nào có được. Không những thế lan kim tuyến còn đem lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Còn chần chừ gì nữa cùng tìm hiểu với Vuonlan.net cách trồng loài lan quý giá này nhé. 

Đặc điểm, nguồn gốc lan kim tuyến 

Lan kim tuyến được phát hiện nhiều nhất tạo Hy Mã Lạp Sơn với khoảng 28 loại, sau đó được thấy nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,… Lan kim tuyến hay còn được gọi với nhiều tên địa phương khác như: lan kim tuyến lông cứng, giải thủy tơ, lan gấm. cỏ nhung, kim cương, lan có tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata. Là 1 loài thực vật bản địa điển hình của chi cùng tên Anoectochilus, phân họ Orchid, phân tông Goodyerinae với khoảng 35 chi và hơn 450 loài khác nhau.

lan kim tuyến

>>> Bạn có thể tham khảo:Thuận lợi và khó khăn của các cách trồng lan hiện nay

 

Lan Kim tuyến (Lan gấm) là cây thân thảo cao 10 -20 cm, thân màu tím, mọng nước, phần cây non có nhiều lông mềm, mang 2 – 6 lá mọc cách, xòe trên mặt đất. Lá hình trái xoan hoặc hình trứng, gần tròn ở gốc và nhọn ở đầu, dài 3 – 4 cm và rộng 2 – 3 cm, trên mỗi chiếc lá có 3 – 5 sọc gân dọc.

Mặt trên màu nâu sậm có vệt vàng ở giữa và mạng gân màu hồng nhạt, mặt dưới màu nâu nhạt. Cuống lá dài 2 – 3 cm, gốc cuống tạo thành bẹ lá ôm lấy thân. Hoa mọc thành từng cụm, với cụm hoa dài 10 – 15 cm, mang 5 – 10 hoa màu hồng phủ lông đỏ, dài 2,5 cm với cánh môi dài 1,5 cm mang 6 – 8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ thành 2 thùy thuôn đầu tròn. Bầu dài 13 mm, có lông thưa. Cây ra hoa vào tháng 10 – 12 và mùa quả chín vào tháng 12 tới tháng 3 năm sau. Có thể sinh sản vô tính chủ yếu bằng chồi và thân rễ.

Đặc điểm sinh thái 

Chúng sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500 – 1.600 m. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, yêu cầu đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí.

Kỹ thuật trồng lan kim tuyến 

Xử lý giá thể 

  • Mụn dừa: phơi thật khô, trước khi trồng ngâm trong nước vôi loãng 6 -8 ngày, chú ý 2 ngày thay nước vôi 1 lần (thay 2-3 lần), lần cuối ngâm trong nước sạch. Khi trồng vớt xơ dừa ra đóng vào chậu/cốc hay trải thảm trực tiếp trên mặt đất.
  • Dớn vụn: ngâm trong nước sạch cho ngấm no nước rồi đóng vào chậu/ cốc trồng, ấn cho giá thể chặt vừa phải.
  • Đất trộn lẫn phân ủ hoai/ mùn cưa ủ hoai: Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai, tỷ lệ 4 đất: 1 phân ủ hoai; Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai + mùn cưa ủ hoai, tỷ lệ 3 đất: 1 phân ủ hoai : 1 mùn cưa ủ hoai.
  • Để đảm bảo cây con sau khi ra ngôi sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nấm bệnh tấn công trước khi trồng nên xử lý giá thể và cây con qua thuốc trừ nấm (thuốc tím 0,1%, benlat, daconil, Ridolmil Gold…)
  • lan kim tuyến

Điều kiện sinh trưởng 

  • Ánh sáng: khoảng 50%-70% sử dụng lưới che hay bóng cây tuỳ điều kiện -Nhiệt độ: khoảng 20-30 độ C
  • Độ ẩm : khoảng 70%-85%
  • Thoáng gió : vườn lan phải được thông gió, gió giúp cho vườn lan giảm nhiệt độ, tránh được các mầm bệnh (do không khí liên tục được luân chuyển)…

Quy trình trồng

Trồng  từng cây Lan Kim tuyến vào giá thể (nếu trồng trong chậu), trồng dưới tán rừng nên trồng từng cụm, mỗi cụm từ 3-5 cây, cự ly giữa các cụm là 0,5 x 0,5 m hoặc trồng từng cây với cự ly 25 x 30 cm. Chú ý dùng tay ấn chặt vừa phải phần giá thể xung quanh gốc cây, rễ cây chìm hẳn trong giá thể.

  • Dùng mảnh nilon trùm kín các chậu/ cốc lan trong 5 -7 ngày đầu, sau đó bỏ nilon ra.
  • Dùng lưới đen che kín phía trên nilon (nếu trồng ngoài trời)/ hoặc để ở nơi râm mát thì không cần che lưới đen. Chú ý không để cây trực tiếp ngoài nắng.  Ngày tưới 2 lần dạng phun sương (dùng bình phun sương tưới) đủ ẩm cho giá thể (không tưới quá đẫm gây thối rễ). Ngày mưa ẩm thì tưới 1 lần/ ngày hoặc 1 lần/2 ngày tùy thuộc độ ẩm của giá thể.
  • Định kỳ 2 – 3 tuần tưới phân 1 lần: dùng phân bón qua lá MD 101(7,5N:2P:0,3K) hoặc HVP (30N:10P:10K) hay bất kỳ loại phân bón qua lá dùng cho sẵn có (pha theo hướng dẫn rồi phun).

>>>> Bạn có thể đọc thêm:Lan bạch hỏa hoàng – Cách trồng và chăm sóc hiệu quả nhất

Hiện nay, do việc nuôi trồng các loài lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp. Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau:

– Lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3 g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần… Phong lan 3 tháng, dùng 5 g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn).

– Lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần).

-Lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng.

-Lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn. Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa.

Sau khi trồng 4-5 tuần, cây cứng cáp, có 4 -5 đốt thân thì có thể cắt phần ngọn (2-3 đốt) đem giâm thành cây mới (chú ý: phần ngọn đã có 1 -2 rễ khí sinh ở đốt thì hãy cắt giâm). Phần gốc chăm sóc bình thường để cho ra các chồi mới ở đốt phía dưới