Hoàng thảo trúc mành và kỹ thuật chinh phục loài lan thuần khiết, hoang dã này

Hoàng thảo trúc mành được nhiều tay chơi lan săn đón, thậm chí nhiều người còn bất chấp núi rừng hiểm trở để tìm và mang về cho khu vườn của mình một hay một vài giò lan trúc mành. Nếu nắm được những đặc điểm về kỹ thuật chăm sóc thì vẫn rước chúng về nhà để khoe sắc là điều cực kỳ đơn giản.

Đặc điểm lan hoàng thảo trúc mành

Lan hoàng thảo trúc mành (tên gọi khác là hoàng thảo hạt cườm, tên Latin là Dendrobium falconeri) thuộc Họ Phong lan Orchidaceae, Bộ là Phong lan Orchidales và là nhóm cây phụ sinh.

Ở Việt Nam, chúng tập trung chủ yếu ở các dãy núi cao khoảng 2000m và được tìm thấy nhiều nhất ở 2 tỉnh Kom Tum và dãy núi Ngọc Lĩnh (tỉnh Quảng Nam).

Thân cao trung bình từ 40-120cm và buông rũ xuống. Phần chồi non và rễ hoàng thảo trúc mành thường mọc ra ở các mấu đốt phồng lên. Lá dạng nhỏ và mảnh, nhanh tàn và rụng sớm trong một thời gian ngắn.

Hoa của hoàng thảo trúc mành thường nở vào mùa đông xuân, nổi bật với vẻ đẹp lộng lẫy và quý phái với màu trắng hơi ngả vàng,  sắc tím ở phần đầu cánh. Hoa có từ 1-3 chiếc và mọc ở phần đầu ngọn thường với hương thơm rất dễ chịu.

Kỹ thuật trồng lan hoàng thảo trúc mành

Lan hoàng thảo trúc mành ưa khí hậu mát mẻ, lý tưởng nhất ở 21-27 độ. Khi đem về vườn nhà, chúng cần được trồng dưới lớp lưới đen che nắng từ 50-60% ánh sáng.

Cây ưa ẩm nhưng phải thông thoáng. Nếu trồng hoàng thảo trúc mành trong gỗ lũa có thể tưới liên tục hàng ngày. Nếu trồng trong chậu chỉ cần tưới khi thấy vật liệu bên trong khô hạn.

Khi cây non, mới trồng cần tưới nhiều nước và giảm dần vào cuối mùa thu. Đến mùa đông bạn phải để thật khô không tưới và không bón phân. Thời gian này nếu nhiệt độ không thấp hơn 13°C, hoàng thảo trúc mành sẽ không ra hoa.

Rễ dương xỉ hay vỏ cây là loại giá thể phù hợp nhất, tuy nhiên lý tưởng hơn cả là ghép hoàng thảo trúc mành vào các cây thân gỗ như thân cây vú sữa. Bạn có thể ghép thêm phần rễ của cây với một lớp rêu rừng đã xử lý để giúp giữ ẩm cho cây. Khi ghép chú ý không che lấp mắt ngủ của cây để chúng thoải mái đón ánh sáng.

Cách bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho lan hoàng thảo trúc mành

Khi mới ghép, phun 1 muỗng cà phê B1 để rễ cây phát triển mạnh hơn và sau đó ngưng khi thấy cây đã khỏe mạnh.

Để lan hoàng thảo trúc mành luôn khỏe mạnh và ra hoa chi chít, đậm màu, bạn nên chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của cây. Bí quyết như sau, đều đặn mỗi tháng phun một lượng phân bón 20-20-20, liều 1 gam cho 2 lít nước và phun nano bạc để hạn chế nấm bệnh.

Theo chu kỳ hàng tuần có thể dùng nước vo gạo pha loãng để tưới cho cây.

Thường xuyên chú ý quan sát lá, thân và gốc cây để kịp thời phát hiện những loại sâu bệnh hại hay rệp từ đó có có hướng điều trị sớm.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm quý trồng, chăm sóc hoa lan trồng ở ban công, sân thượng ở điều kiện bất lợi nhất