Địa lan Sapa – Loài hoa trong giấc mộng vua Trần

Hoa địa lan Sapa hay còn gọi là lan Trần Mộng. Đây một loài lan cao cấp có thương hiệu của Sapa và được các dân chơi cây cảnh săn đón nhiệt tình. Loài lan này rất đặc biệt, cánh dài và có màu hồng pha cán gián.

Tìm hiểu về địa lan Sapa

Hoa địa lan Sapa mà người ta vẫn gọi là Trần Mộng thường bắt đầu nở hoa vào cuối đông, đầu xuân thế nên nó được coi là một loại hoa chơi Tết sang chảnh được nhiều người yêu thích.  Địa lan Trần Mộng có hoa màu nâu nhạt, lá hoa dài, to và không bóng như lá cầm tố.

Lan Trần Mộng có hương thơm quyết rũ, dáng hoa đẹp, có nhiều bông và bông to. Loài địa lan kiếm này khá dễ nuôi nhưng vì lá to, giòn và dài nên rất dễ gãy vì thế người ta thường để lan Trần Mộng luôn được đặt ở hàng sau để tránh gió mạnh.

Nguồn gốc tên của loài hoa địa lan Sapa này được truyền lại rằng trong giấc mộng của vua Trần Anh Tông xuất hiện một loài địa lan có màu đỏ hồng lạ rất đẹp và thơm. Khi tỉnh dậy nhà vua vẫn còn đang bần thần suy nghĩ về giấc mộng đêm qua thì có người xuất hiện tiến vua một chậu lan, điều đặc biệt là chậu lan này giống y như trong giấc mơ và vua Trần đã mộng thấy. Và từ đó loài lan được gọi với cái tên là địa lan Trần Mộng, là một loại lan quý như xuất thân từ cái tên của nó.

Địa lan Trần Mộng được trồng nhiều trên Sapa, hoa có cánh xòe rộng và bền, thời gian hoa nở kéo dài từ 10-30 ngày có thể chơi Tết rất lâu, người ta liên tưởng chùm hoa lan Trần Mộng như những ánh sao rơi, một khởi đầu tốt đẹp cho năm mới…

Những ai lên Sapa khi bắt gặp được địa lan Sapa và ngửi mùi thơm của nó ai cũng muốn sở hữu được 1 cây để đem về xuôi như đem một chùm sao tốt may mắn về nhà.

Cách chăm sóc địa lan Sapa

Chăm sóc địa lan Sapa cho ra những bông hoa đẹp thì không phải điều dễ dàng. Khi chăm sóc loài lan này chúng ta cần phải chú ý đến khí hậu và môi trường để lan có thể phát triển tốt.

Địa lan Trần Mộng là một loài hoa ưa ấm, nhiệt độ ngoài trời càng ấm thì càng tốt nhưng cũng không để lan ở nơi quá nóng. Và loài địa lan này cũng không chịu được lạnh, nếu nhiệt độ ngoài trời giảm sâu mà không có cách bảo vệ lan Trần Mộng thì chúng sẽ không chịu đựng được.

Vì thế để có một chậu địa lan kiếm Trần Mộng thì người chăm sóc cần nắm rõ các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm , đất trồng, độ thoáng, nước và phân bón dinh dưỡng cho cây.

Loài lan Trần Mộng chỉ thích hợp với khí hậu ở Sapa, ở những nơi khác trồng loài lan này sẽ khó khăn và khó có được một chậu hoa đẹp đúng nghiã. Đây cũng là lý do người ta đặt riêng cho loài lan này một cái tên khác là địa lan Sapa.

Khi gần Tết người ta sẽ chuyển lan Trần Mộng xuống chân núi để tập kết sau đó chăm bón để hoa ta đúng dịp Tết.

Thời điểm thích hợp nhất để phân nhánh địa lan Trần Mộng đó là vào tháng 9 theo lịch âm, ở thời gian này mầm mới của địa lan Sapa đã phát triển, củ địa lan cũng đã sẵn sàng chứa đủ dinh dưỡng để hoa nở, tách nhánh vào lúc này mầm hoa phát triển cao hơn và có thể nở hai lần 1 năm.

Bạn cũng cần phải quan tâm đến giá trể trồng lan, nếu như giá thể đã mục, cũ thi cây sẽ chậm phát triển, chậu địa lan Sapa nhìn chật chội. Sau mùa xuân khi địa lan Sapa tàn thì cũng là thời điểm thích hợp để tách nhánh ươm trồng mầm mới, thời tiết lúc này cũng rất thuận lợi để cay sống sót cao hơn.

Những lưu ý khi chăm sóc địa lan Sapa

Nên tách nhánh địa lan Sapa sau Tết khi hoa đã tàn

Địa lan Sapa ưa ấm vì thế hãy treo chúng ở ngoài trời nhưng không để ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào cây sẽ dẫn đến cháy lá.

Khi tách cây thì phải xem xét kĩ sức khỏe của cây để mầm sau khi tách sẽ phát triển khỏe mạnh và chỉ khi mầm dài hơn 10cm thì mới bắt đầu tác.

Khi chăm sóc cây, tưới cây thường xuyên và không được để cây bị úng nước hay để rễ bị rệp ăn, cây sẽ không phát triển xanh tót được và sẽ chết.

Đối với đất trồng thì loại đất dinh dưỡng càng nhẹ thì càng tốt, chúng ta có thể để phần đất ở bên trên to hơn phần đất bên dưới chậu.

Để lan có thể phát triển tươi tốt thì hãy thường xuyên cắt tìa các phần rễ chết, rễ thối và bỏ lá rụng ở gốc cây, ngăn ngừa rệp phát triển. Các dò lá bị vàng cũng nên loại bỏ, mỗi tuần có thể dùng nước gạo để tưới địa lan Sapa. Cũng nên trừ sâu rệp cho cây bằng thuốc đặc dụng.