Để lan đơn thân đẻ nhiều con rất khó, nếu biết bí quyết này bạn sẽ thuận lợi hơn

Đây là cách làm lan đơn thân đẻ con như thế nào không phải ai cũng biết giúp nâng cao giá trị của lan đơn thân, vừa tăng độ thẩm mỹ.

1.Điều kiện cần thiết để lan đơn thân có thể đẻ con

Với những giò lan đơn thân lâu năm đặc biệt là quế, tam bảo sắc, hoàng nhạn, đuôi cáo, đai châu,… thân cây mẹ phát triển dài sẽ bắt đầu đẻ con. Tuy nhiên, nếu để chúng đẻ con thuận theo tự nhiên thì lúc này cây mẹ đã có già gây mất cân đối từ đó làm xấu giò lan.

Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng một vài thủ thuật giúp cây lan có thể đẻ con mà không phải chờ cây mẹ thật già. Để thực hiện điều này, người trồng cần đảm bảo một số điều kiện cần dưới đây:

– Cây mẹ phải khỏe mạnh, rễ phát triển tốt

Đối với những cây lan cần làm đẻ con, ít nhất phải có tuổi đời từ 3 năm trở lên, cây thuần vườn với bộ rễ cực kì phát triển. Lúc này cây mẹ mới đủ khoẻ mạnh để đủ sức nuôi con.

– Sau mùa hoa chừng khoảng 1 tháng

Nếu kích cây con vào mùa hoa là sai lầm vì không những không mang lại hiệu quả mà còn làm hại cây.

Đây là thời điểm cây lan bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa vì vậy toàn bộ các chất dinh dưỡng cây hút được sẽ được tập trung mang lên nuôi mầm hoa. Thời điểm kích cây con lên nhất là sau mùa hoa, khoảng 1 tháng khi hoa tàn. Lúc này cây mẹ đã đầy đủ chất dinh dưỡng cho các bộ phận của cây.

– Sử dụng thuốc k.ích thí.ch

Sử dụng thuốc kí.ch thíc.h giúp tăng khả năng nảy cây con lên rất nhiều, rút ngắn thời gian nảy cây con, đồng thời giúp cây con có sức khỏe tốt hơn.

– Sử dụng keo liền sẹo:

Khi động đến dao kéo để làm lan đơn thân đẻ con, bạn nên sử dụng keo liền sẹo để có thể làm lành vết thương, tránh làm cây mầm bệnh xâm nhập vào từ môi trường bên ngoài.

2.Những phương pháp giúp lan đơn thân đẻ con hiệu quả nhất

– Cắt ngọn, bấm ngọn

Với những loại lan đơn thân mà có sức sống tốt, bộ rễ phát triển ta có thể lựa chọn phương pháp bấm phần ngọn để cây con có thể đẻ nhánh ở những mặt ngủ ngay bên dưới ngọn cây. Điều này khiến cây lan bị cụt ngọn nhưng bù lại sau một thời gian bạn sẽ có từ 1-3 ngọn khác thay thế.

Lưu ý:

Chỉ nên áp dụng phương pháp này với những giò lan có nhiều cây và không áp dụng với cây lan có ngọn dài nhất. Bạn nên chọn bấm ngọn những cây nhỏ hơn để giúp giò lan nhanh chóng rậm rạp mà không mất đi vẻ đẹp vốn có.

– Đè cây nằm ngang sát mặt giá thể

Phương pháp này chỉ được áp dụng đối với lan trồng chậu có diện tích lớn, mặt chậu phẳng và ngọn cây thẳng.

Cách làm như sau:

Ta dùng 1 chiếc nẹp buộc thân cây lan vào và đè sát xuống mặt giá thể, giữ ẩm liên tục. Một thời gian sau ngọn lan sẽ có xu hướng ngóc lên. Lúc này, bạn hãy nẹp tiếp không ngóc lên được để mắt ngủ của phần thân sát giá thể sẽ bắt đầu phân hóa mầm non và mọc thành cây con. T

Phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng kèm thuốc kí.ch thí.ch nảy cây con phun và giữ ẩm liên tục mới đạt hiệu quả cao.

– Treo ngược giò lan

Phương pháp này sử dụng khi những giò lan lâu năm, thân mẹ dài nhưng chưa thấy nảy cây con. Phương pháp này sẽ gây đổi hướng nắng và ngọn sẽ ngoặt ngoèo không được thẳng, tuy nhiên bạn có thể làm giò lan đơn thân của mình đẻ con xum xuê.

Lưu ý: Giữ ẩm và phun thuốc k.ích cây con lên để tang cao khả năng đẻ con.

– Dùng dây đồng thắt ngẫng thân

Cách làm này khá phổ biến và cho hiệu quả cao, tuy nhiên yêu cầu cây lan của bạn có tuổi đời lớn, thân dài trên 30cm và có bộ rễ khỏe mạnh.

Cách làm:

Sử dụng dây đồng loại lõi to bằng chiếc tăm đem cắt thành đoạn ngắn chừng 3 cm xoắn thật chặt vào phần thân cây lan.

Xoắn bên dưới 2- 3 chiếc rễ gần ngọn nhất để đảm bảo nếu có thiếu chất dinh dưỡng thì phần ngọn vẫn có những chiếc rễ có thể tự tìm nguồn sống cho cây.

Vị trí thắt ngẫng này khiến phần dinh dưỡng phần gốc không được đưa lên ngọn  từ đó giúp cho phần gốc nảy cây con lên. Khi cây con đã lớn, có thể tháo phần dây đồng này ra để cây tiếp tục phát triển mạnh hơn.

Chúc các bạn thành công!

>>> XEM THÊM: Kiến thức cơ bản về chăm sóc và phòng bệnh cho hoa lan