Đặc điểm chung của thân cây phong lan bạn cần biết

Hoa phong lan là một giống cây đặc biệt khác hẳn so với những loại cây khác, chúng đặc biệt cả từ hoa, màu sắc, lá, thân cho đến gốc rễ. Hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm của thân cây phong lan để biết cách trồng và chăm sóc chúng hiệu quả hơn nhé.

1. Cấu trúc

Xem xét trên cấu trúc thân lan người ta chia chúng thành 3 nhóm: nhóm đa thân, nhóm đơn thân và nhóm trung gian.

– Nhóm đa thân: sự sinh trưởng của nhóm cây này rất liên tục, sau những mùa tăng trưởng là các mùa nghỉ của cây. Giả hành của lan biến động và có nhiều hoa giả hành ở dạng thân cây. Nó còn được phân ra thành hai nhóm phụ dựa trên cách ra hoa.
Nhóm ra hoa phía trên: sẽ là một số loài như Dendrobium, Cymbidium, Oncidium, Maxillaria, Lycastephaius, Bullophyllum…
Nhóm ra hoa ở đỉnh: như Laedia, Cattleya, Epidendrium và đa số loài của Pleurothallidinae và nhiều giống khác.

– Nhóm đơn thân: đây là nhóm mà thân cây sẽ phát triển theo chiều cao, dài và chúng cũng có hai nhóm phụ.
Nhóm Sarcanthinae: bao gồm Vanda, Aerdes, Phalaenopsis… với 2 hàng đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ với lá của hàng dưới.
Nhóm Campylocen trinae: cấu trúc của nhóm này là dẹp, phẳng.

– Nhóm trung gian: bao gồm các loại lan như Centropetatum, Phachyllum, Dichaea…

2. Giả hành hay còn gọi là thân giả

Với những loài lan đa thân mới có giả hành, tuy nhiên chúng sẽ có sự khác nhau của các giống lan hoặc ngay cả trong cùng 1 giống.

Sự phát triển, sinh trưởng của lan được quyết định rất lớn bởi giả hành, nó có chứa nhiều diệp lục cho sự tăng trưởng của cây. Nó là cơ quan dự trữ nước cho lan nên trong một số trường hợp cây đa thân vẫn có thể sống khi bị thiếu nước còn cây lan đơn thân thì không thể.

Giả hành của lan có nhiều hình dạng khác nhau, mỗi loài sẽ có những dạng giả hành tương ứng. Chẳng hạn như Cattleya giả hành của chúng có hình thoi nhưng cũng có loại hình trụ, hay loài Oncidium goldiana lại có giả hành hình tháp.

3. Thân lan

Còn những loài phong lan có thân thì chúng lại không có bộ phận giữ nước do đó cần phải bổ sung nước, phân bón đều đặn và phù hợp cho cây. Những loài lan đơn thân sẽ có thân lan, tuy nhiên một số loài như Dendrobium, Epidendrum lại vừa có thân vừa có giả hành.

Các loài lan khác nhau thì thân cũng có sự khác biệt, chúng thường có sự biến động về kích thước từ 10 – 20cm như Ascocentrum miniatum, Aecides multiflora và những loài Papilionanthe teres, Arachnis hay một số loài khổng lồ như Acampe, Vanilla… thì là 3 – 4cm.

Thân cây hoa lan thường mang rễ, lá và chúng mọc theo hai chiều thẳng góc với nhau. Phát hoa cũng xuất hiện từ các nách lá, mọc song song cùng lá và thẳng hàng với rễ.

4. Lá lan

Lá của lan thường dài, rộng và mọc từ giả hành hoặc thân cây bởi các cuống lá dài ngắn khác nhau. Lá của lan cũng khác nhau, có loài lá rất mập như Cattleya, Phaleanopsis, có loài lá lại bản rộng như Phaius, Spathoglottis hoặc lá răng cưa là Cattleyosis, Broughtonia…

5. Căn hành (thân, rễ của lan)

Thường thì căn hành sẽ bắt gặp nhiều ở một số loài đa thân, nó là thân cây cấp 1 và sau đó sẽ phát triển thành thân cây cấp 2. Những căn hành này phát triển ài ra và mang lá và trở thành thân. Cũng có trường hợp căn hành bị thu ngắn lại, dày hơn và tạo thành giả hành.

Mỗi loài, mỗi giống sẽ có sự biến đổi về căn hành, có loài căn hành rất ngắn đến nỗi không thể nhận ra như Masdevallia, Oncidium, Brassia… Trên căn hành có những mắt sống chất chứa nhiều dinh dưỡng, mắt là nơi hình thành rễ của lan và giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn nhờ dinh dưỡng có trong chúng.

6. Rễ

Rễ thường được mọc từ căn hành đối với những lan đa thân, chúng sẽ có hình trụ nhánh từ bậc 1, 2 cho đến bậc 3 và khá dài. Còn với lan đơn thân thì rễ sẽ mọc thẳng đứng với thân và xen kẽ cùng lá.

Với một số loài lan phụ sih rễ của chúng sẽ có một trục chính bao quanh bởi một mô không chặt và người ta gọi mà mạc. Mạc này được hình thành do sự phân cách tế bào của căn bì, nó có khả năng hấp thụ hơi nước của không khí để tích trữ lại. Điều này giúp cho bộ rễ hút ẩm nhanh, giữ ẩm tốt trong khoảng thời gian dài. Những loài lan sống trên cây thì bộ rễ của chúng là rễ thòng, với một số loài như Cymbidium, Catasetum, Cyrtopodium… và một số giống khác thì rễ hay nhánh thường mọc thẳng lên phía trên và tạo thành một giỏ để chứa chất dinh dưỡng nuôi cây.

Hiện nay, có một số giống lan có rễ màu trắng rất đẹp, chúng mọc thành từng đám rối dày như lan Rodriguezia và Lonopis. Còn với các loài lan đơn thân thì rễ của chúng sẽ bò trên một mặt phẳng trông rất đẹp.

(TT)