Chăm sóc lan Hỏa hoàng cam

Trong vũ trụ bao la, rộng lớn kia có biết bao nhiêu loài hoa vươn mình ra đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài có vẻ đẹp và đặc điểm riêng. Trong số đó có lẽ hoa hồng và phong lan là 2 loài có họ hàng giống nòi đông đúc nhất. Đặc biệt là hoa phong lan, có vẻ đẹp nhẹ nhàng thanh khiết, cao sang quý phái. Trong số các giống hoa lan thì không thể không kể đến lan hỏa hoàng cam. Hỏa hoàng cam có màu sắc nổi bật  quyến rũ ánh nhìn của mọi người, tạo cho người thưởng thức hoa có cảm giác vui tươi, hân hoan như ngày tỏa nắng. Do đó mà có không ít người muốn sở hữu giống hoa này và cũng muốn nhân giống nữa, vậy thì phương pháp chăm sóc lan hỏa hoàng cam như thế nào?  mời các bạn cùng theo dõi tiếp bài dưới đây.
Sở dĩ giống hoa này có tên gọi là hỏa hoàng cam cũng bởi do đặc điểm của hoa mọc thành từng chùm có màu cam nổi bật giữa màu lá xanh mướt, trông giống như những ngọn đuốc. Hoa nhỏ thường là có 5 cánh,  chủ yếu nở hoa vào các tháng 3- 4, hoa lại rất lâu tàn ( 1- 2 tuần). Để trồng được giống hoa này cho hoa đẹp, cây khỏe mạnh thì các bạn chú ý đến phương pháp chăm sóc lan hỏa hoàng cam đượcchia sẻ dưới đây.

Cách chăm sóc lan hỏa hoàng cam

1. Chậu trồng
– Không quá khó để trồng hỏa hoàng cam, có thể trồng trong chậu gỗ, chậu đất nung hay trên thân cây gỗ như trông vanda.
– Hỏa hoàng cam là cây ưa nhiệt nên trồng ở những nơi ấm áp, có ánh sáng tốt, độ ẩm cao, lưu thông không khí tốt trong suốt cả năm. Cây sẽ phát triển tốt ở những môi trường trong lành, đặt cây tránh xa bếp lửa, và tránh xa môi trường có nhiều khói bụi.
2. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
– Hỏa hoàng cam là cây ưa nhiệt nên trồng ở những nơi ấm áp, có ánh sáng tốt, độ ẩm cao, lưu thông không khí tốt trong suốt cả năm. Cây sẽ phát triển tốt ở những môi trường trong lành, đặt cây tránh xa bếp lửa, và tránh xa môi trường có nhiều khói bụi.
3. Nước tưới và phân bón
– Nếu như cây được tưới nước và bón phân đầy đủ, hợp lý thì sẽ sinh trưởng và phát triển tốt
– Thường tưới nước và bón phân cho cây vào khoảng thời gian từ tháng 5 – 11.
– Nên tưới nhiều lần trong ngày, mỗi lần tưới chỉ nên tưới vừa ướt đất, không nên tưới thấm đẫm nước. Vào mùa khô (tháng 12 – 2) thì tưới nước giảm đi hoặc ngừng hẳn để cây đi vào thời kỹ tượng hoa, cây sẽ ra hoa vào khoảng tháng 2 – 4. Thời kỳ này lá nhăn nheo và teo lại, chồi ngọn chậm phát triển nên có nhiều người tưởng là cây sắp chết nên tưới nước trở lại, tuy nhiên điều này là không nên vì không tốt cho quá trình ra hoa, cứ để giai đoạn này cây càng chịu cảnh khốc liệt thì hoa ra càng mãnh liệt vì đây là giai đoạn nghỉ của cây. để cây chịu cảnh khốc liệt khoảng 1 tháng thì bắt đầu tưới nước trở lại, cây sẽ bắt đầu hồi phục, chồi non sẽ phát triển cho tới khi ra hoa đồng bộ. Nếu một chậu trồng nhiều cây hoa thì khi ra hoa nhìn sẽ như một đốm lửa lớn thắp sáng cả một gian nhà.
– Phân bón
+ Sau khi cây hết hoa cho tới 8 tháng sau thì bón phân NPK+TE: 20-20-20+TE 7 – 15 ngày phun 1 lần.
+ Để kích thích quá trình phân hóa tạo mầm hoa thì từ tháng 1 âm lịch thì thay phân NPK+TE: 20-20-20+TE sang 6-30-30+Te hoặc 6-32-32+Te (loại này của Thái Lan) hoặc Siêu Lân 10-60-10+Te, 5 – 7 ngày thì phun 1 lần và phun 5 – 8 lần.
+ Khi cây bắt đầu nhú nụ thì chỉ phun phân vào gốc, tránh phun vào nụ. Khi cây nở hoa thì rừng hẳn không phun nữa. Nên nhớ khi phun phân thì nên phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, lúc nhiệt độ chưa đến 30 độ C.
+ Nếu là ở trồng lan ở miến bắc có mùa hè hoặc ở sứ nóng thì nên phun vào tầm 6 – 7h sáng, khi phun song đến tầm 10h sáng thì tưới đẫm nước để rửa phân, chánh  trường hợp phân bị axít hóa làm cháy tế bào lá. Nếu vào buổi chiều thì phun lúc 16h. tưới nhẹ nước vào cây lan để rửa cây trước khi phun phân, lượng nước rửa chỉ bằng 1/5 so với lượng nước tưới bình thường, đợi 30 phút để cây ráo nước thì phun phân.
+ Sau mỗi trận mưa dầm hoặc tới đẫm nước thì không phun phân, điều đó không tốt cho cây.
+ có thể pha chung 1 – 3 loại phân với nhau nhưng tuyệt đối không pha chung với thuốc diệt sâu bệnh vì làm giảm hiệu quả hiệu cho tất cả.
+ Nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc  chăm sóc cây thì bạn có thể gắn phân tan chậm vào gốc cây, quấn phân vào gốc cây sao cho khi tưới nước, phân chảy xuống, rễ cây nhận được nhiều nhất. Nếu gắn phân tan chậm vào gốc cây thì không cần phun thêm phân NPK nữa.
+ Kể cả là phân bón lá thì khi phun thì phun ướt đẫm vào giá thể và bộ rễ rồi mới phun lên mặt lá ướt đẫm.

4. Phòng trừ sâu bệnh
– Các loại sâu: Lan hỏa hoàng thường mắc một số loại sâu hại như, rệp, rầy, kiến và nhện đỏ, để phòng trừ các loại sâu này thì các bạn có thể dùng Movento pha cùng Pesieu phun định kỳ mỗi tháng 1 lần vào mùa mưa, và tháng 2 lần vào mùa khô.
– Để phòng bệnh nấm cho lan hỏa hoàng thì có thể phun thuốc trị nấm và khuẩn Agrifos 400, cứ nửa tháng phun 1 lần.
– Nano bạc cũng nửa tháng phun 1 lần đan xen với Agrifos 400 (phun Nano bạc được 1 tuần thì phun Agrifos 400)
– Để phòng bệnh thán thư cũng như tăng sức đề kháng cho lan, tăng khả năng chịu rét, tăng độ mướt cho lá thì phun Nano đồng, một tháng phun 1 đến 2 lần.
– Để trị bệnh nhanh và hiệu quả thì phun thuốc trị khuẩn như Kasumin, Starner, Poner, và các thuốc trị nấm như Antracol, Metalaxyl, Aliette, hoặc TopsinM, Daconil…