Cách trồng lan trong chậu và treo giàn tại nhà hiệu quả mà đơn giản

Cách trồng lan đơn giản dưới đây nhưng mang lại hiệu quả khiến bạn bất ngờ.

  1. Cách trồng lan trên thân cây

Với cách trồng lan trên thân cây được lại chia 2 thành hai loại là thân cây sống và thân cây chết.

– Trồng lan trực tiếp lên thân cây sống

Cây lan trồng trên cây sống mục đích để tạo dựng nên cảnh đẹp thiên nhiên ở các vườn hoa, công viên, khu vùng du lịch,… hay đơn giản là trồng ở nhà để tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà bạn.

Với cách trồng này, cần lựa chọn loại cây gỗ mà cây hoa lan có thể sinh sống và sinh trường phát triển tốt như: Cây sao hay còn gọi là cây giá tị giả, cây me chua, cây vú sữa, cây vừng, cây nhãn, cây lộc vừng, cây cau, cây xoài,…

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến giờ chiếu sáng đối với nơi trồng lan, vì những cây có tán cây to sẽ che khuất thân. Quá trình trồng  nếu cần thiết có thẻ tỉa cành để tạo điều kiện đủ ánh sáng phù hợp với loại lan được trồng; nên chọn cây trồng ở hướng Đông để cây được chiếu sáng sớm hơn.

– Trồng lan trên thân cây chết

Cách trồng lan này chủ yếu được sử dụng để trang trí ở những vườn hoa, sân vườn, nội thất,… Trong các loại cây thì vú sữa chính là loại cây thường được ưa chuộng nhất để thực hiện cách trồng này.

Ngoài ra chọn cây cần chú ý:

Chọn các cây gỗ có đường kinh từ 20 – 30 cm rồi bó các nhánh lán vào thân gỗ được cắt

Tưới nước đầy đủ cho đến khi cây lan bén rẽ bám vào thân gỗ.

Phương pháp này áp dụng tốt cho những giống hoa phong lan như Dendrobium, Cattleya, Ascocenda, dòng giáng hương, đai châu, vũ nữ,…

  1. Trồng thành luống

 

Trồng thành luống là trồng với số lượng nhiều và phù hợp với các loài lan cắt cành do chúng phát triển mạnh về chiều cao nên trồng trong chậu sẽ không thuận lợi như Renanthera, Vanda,…

Đây là phương pháp trồng được một số nhà vườn kinh doanh lan sử dụng.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách tách bụi nhân giống cho lan đa thân: Cần lưu ý 3 điều này