Học nhanh cách trồng lan hài đúng chuẩn giúp cây ra hoa đúng vào dịp tết

Cứ chăm sóc theo trình tự và kỹ thuật này, lan hài của bạn sẽ khoe sắc rực rỡ đúng dịp Tết.

  1. Kỹ thuật trồng lan hài

1.1. Chọn chậu trồng lan hài phù hợp

– Tùy thuộc vào từng sở thích của mỗi người mà trồng cây vào chậu hoặc gỗ lũa hoặc giỏ,… Bạn chỉ cần lưu ý không nên sử dụng chậu quá bé để trồng cây thì sẽ bị chật rễ.

– Chọn chậu trồng lan hài cũng cần chú ý đến sự thông thoáng, thoát nước tốt, nhưng vẫn giữ được độ ẩm cho cây. giá thể giữ ẩm tốt đồng thời cũng cần chậu có thể giữ nhiệt tốt và khi tưới nước cho cây không bị đọng nước, dễ dàng để xả muối.

1.2. Chuẩn bị giá thể trồng lan hài

– Giá thể trồng lan hài cần chú ý đến nhiệt độ từng vùng trồng mà phối trộn giá thể cho phù hợp như sơ dừa, than củi hoặc vỏ thông, đá núi lửa loại nhỏ,… Giá thể cần phải ấm, thoáng khí, cân bằng nhiệt độ tốt để tạo điều kiện cho cây khỏe mạnh.

– Chú ý:

+ Với một số loại ưa khô như hài kim daklak, đuôi công,… ta nên sử dụng giá thể có kích cỡ lớn.

+ Với loài ưa ẩm như hài henry, cảnh, tông lào,… ta dùng các loại giá thể có kích cỡ nhỏ giữ ẩm tốt hơn.

+ Với dòng hài hằng, hài hương có đá thấm thủy cây sẽ cứng cáp, bóng mướt phát triển tốt hơn.

1.3. Cách trồng lan hài vào chậu

– Trước tiên, trộn các giá thể lại với nhau rồi cho vào nửa chậu, dưới đáy chậu  để ít than vụn cho cây dễ thoát nước. Đặt cây ở giữa chậu rồi phủ chất trồng lên để lấp rễ, không nên lấp kín gốc.

– Cung cấp dưỡng chất cho cây bằng cách rắc ít phân chuồng hữu cơ hoai mục đã qua xử lý, vỏ thông hoặc xơ dừa và ít phân tan chậm lên trên mặt chậu.

  1. Kỹ thuật chăm sóc lan hài

2.1. Tưới nước cho lan hài

– Tưới đẫm cho lan hài ngày 2 lần vào mùa nắng nóng và tưới ngày 1 lần vào mùa đông. Khi tưới cần chú ý tưới cho nước chảy xuống ra khỏi chậu. Nếu bạn sử dụng các loại Pec tưới thì nên tưới cho cây khoảng 10 phút thì ngưng tưới.

– Khi tưới không nên để nước đọng lại trên chậu lan, khiến cây bị ngập úng rễ. Cây lan hài không có giả hành, vì vậy nguồn trữ nước tập trung toàn bộ ở lá cây. Độ ẩm thích hợp nhất cho giá thể trồng khoảng 60-70%.

2.2. Bón phân cho lan hài

– Khi bón phân cho cây lan cần chú ý đến lượng phân cung cấp đầy đủ cho cây ở mỗi gia đoạn. Giai đoạn cây đi lá cần bón phân đạm Ure kết hợp NPK 6-30-30. Cây cũng cần bổ sung thêm lân và kali, đạm để phát triển bộ rễ và lưu dẫn các thành phần khác để nuôi dưỡng cho cây. Bón 1-2g Uree tùy cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh mà bón và 0,5g NPK 6-30-30. Bón thêm các dòng phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao như: Đạm cá, vitamin B1.

– Khi cây ở giai đoạn đang phát triển, nên sử dụng vitamin B1 pha với nồng độ  3 – 4mg/L, phun đều lên 2 mặt lá của cây lan, phun trực tiếp vào Keiki và giá thể lan, định kỳ 5-7 ngày. Trước khi cây ra hoa 1- 2 tháng, nên ngừng tưới cho cây trước 1-2 tháng.

– Đối với mùa hoa, lan hài thì cần giảm lượng đạm cung cấp cho cây xuống, nâng phân lân và kali lên cho cây. Bạn có thể sử dụng phân NPK 10-50-10 có hàm lượng lân cao, giúp kích thích cây ra hoa, hoa tươi lâu hơn.

2.3. Phòng trừ sâu bệnh hại cho lan hài

– Vào mùa mưa (khoảng tháng 6-9 dương lịch) nên phun thuốc phòng nấm bệnh (Topsin, Kamsu 2L…) định kỳ 1 lần/tháng.

– Phun định kỳ 15 ngày mỗi lần với nướcvooi trong hoặc Calcium-Nitrate nhằm giúp cây cứng cáp, hấp thu Lân trong các loại phân bón khác tốt hơn, tăng cường sức chống chịu sâu bệnh đồng thời loại thuốc này có tác dụng kích rễ.

>>> XEM THÊM: Kỹ thuật trồng lan tách chiết và một số điều cần lưu ý giúp cây lớn khỏe