Cách làm tả đẹp, rẻ và chất lượng dành cho lan

Cách làm tả đẹp, rẻ và chất lượng dành cho lan

1. Tại sao phải gắn tã?

Thường thì Lan mới ghép cần ẩm để ra rễ và tạo mầm, nếu ghép Lũa, Đá, Bê Tông, Gạch hoặc Gỗ thì nên gắn làm tã nếu TIỂU KHÍ HẬU VƯỜN không được tốt.


Trong hình có 1 sự so sánh, cùng là Hạc Vỹ, cùng ghép gỗ Vải, cùng tưới như nhau, cùng ăn nắng 70%, phân thuốc như nhau. Nhưng sau 4 tháng tính từ khi mọc mầm, thì mầm giò có tã dài hơn giò không có tã 5-10cm và dĩ nhiên là múp míp hơn. Các cụ dạy không thể sai: NHẤT NƯỚC, NHÌ PHÂN, TAM CẦN, TỨ GIỐNG.


2. Tã làm bằng gì?

– Rêu rừng 20-30k 1 ký.

– Dớn mềm, trắng từ Đài Loan, TQ, Chile….

– Mùn cưa, xơ dừa xay bọc trong lưới (lưới che giàn), túi lưới (loại để nhồi phân tan chậm). Ngoài ra tôi còn phát hiện ra 1 loại bọc xơ dừa và mùn cưa rất tốt mà lỗ rất vừa cho rễ lan xuyên qua. Loại này vừa có âm khí rất tốt để bổ sung cho những cây lan bị suy âm dương.

– Dớn sợi, dớn ổ rồng và ổ phụng xé thành mảng.


Trong hình là cách tôi dùng dớn sợi từ rễ cây dương xỉ.
Bên cạnh đó là cách tôi chế tã từ mùn cưa nhồi trong túi lưới bọc hoa cúc và túi lưới nhồi phân tan chậm.

Đặc biệt, 1 siêu phẩm! Được làm từ VỎ DỪA miễn phí. Các bạn có thể nhặt từ bãi rác hoặc xin từ các cửa hàng giải khát, những cửa hàng bán nước dừa nấu chè…

Hãy khéo léo dùng chày, dùi đục hoặc búa (không nên dùng sống dao) đập dập, cố gắng giữ cấu trúc dài và tạo thành mảng (tảng). Đập thật đều tay, thật nát. Sau bó bóp hết nước (bóp chứ không vắt) để giữ cấu trúc được đẹp.

Hãy ngâm nước giếng (máy) cho ra hết chất chát (muối). Chừng nào hết màu vàng là được. Thay nước khoảng 5-10 lần trong 1-5 ngày. Kể cả khi bạn dùng gía thể là xơ dừa thì cũng phải làm vậy. Sau đó ngâm 1 lần nước vôi trong rồi rửa sạch là dùng được.

Bạn xem hình cách tôi làm sẽ thấy. Rất đẹp, rất tiết kiệm, chỉ hơi mỏi tay chút thôi. Có thể nói tã loại này đẹp hơn so với dớn mềm trắng nhiều.

Bạn có thể dải 1 lớp để ươm keiki cũng rất là đẹp.

 

Chúc các bạn thành công!

Bài viết có tham khảo tài liệu của anh Nguyễn Đức Tiến và anh Hoàng Minh Thành.

Bạn đọc xong nhớ CHIA SẺ nhé!

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng)