Các loại Kiếm quý mà ai yêu lan cũng muốn sở hữu

Lan kiếm là một trong những loài hoa lan đang rất được ưa chuộng trong giới chơi lan.

Đặc điểm của hoa lan kiếm

Chi Lan kiếm ( còn gọi là Đoản kiếm, Thanh ngọc, thuộc loại Địa Lan hay Thổ Lan, là một chi thực vật gồm 52 loài thuộc họ Lan. Lan kiếm có nguồn gốc ở vùng Đông Á, chúng thường mọc dạng bụi và phân nhiều nhánh lá.

Lan kiếm được chia làm 4 loại phổ biến bao gồm: Lan kiếm lô hội ; Kiếm tiên vũ Kiếm dừa (Cymbidium atropurpureum (Lindl.) Rolfe 1903); Lan kiếm hai màu.

Hiện nay, hoa lan kiếm được lai tạo nên có rất nhiều giống mới với màu sắc đa dạng, phong phú như màu đen, đỏ và hồng, trắng, tím, vàng,… Giống với nhiều loài hoa khác, mỗi màu hoa lan kiếm lại chứa đựng một ý nghĩa riêng biệt.

Phân biệt các loại lan kiếm quý

Thông thường, để nhận dạng các loại lan kiếm sẽ căn cứ vào hoa và màu sắc của chúng. Ngoài ra khi không có hoa thì phân biệt bằng các đặc điểm sau:

– Kiếm Treo (Kiếm dừa): Cánh hoa vàng, củ và lá nhỏ dài

– Kiếm Vàng (Kiếm Tiên vũ): Lá bản dày lớn, củ to, cánh hoa màu tím lớn

Hoa của Kiếm Lô hội sọc nâu có rất nhiều, kể cả trên cánh môi, cánh môi không có xu hướng cong đầu cánh về phía sau như Kiếm hai màu. Ở Kiếm hai màu, thường chỉ có 1 sọc nâu trên cánh và rất lớn

Các loại lan kiếm quý hiếm ở Việt Nam

Lan kiếm vàng Củ Chi

Lan kiếm vàng Củ Chi được mệnh danh là cây kiếm “Trấn Môn”, bởi nó khởi nguồn từ Củ Chi – vùng đất thép thành đồng ở cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM.

Lan kiếm vàng Củ Chi có mùi thơm dịu nhẹ. Khi nở, hoa có cánh hoa hơi nhọn bung thẳng căng, đượm một màu vàng dịu rực rỡ không tì vết. Lưỡi to hình trái tim không hề bị cụp. Màu trắng pha sắc hồng, có ánh vàng ở giữa lan lên toàn trụ nhụy. Cần hoa dài, dày hoa, hoa phân thành từng chùm một rất đẹp mắt.

Lan kiếm Mai Tiên Vũ

Lan Kiếm rừng Mai Hoa Tiên Vũ cũng là một loài kiếm quý được nhiều người yêu thích, săn đón. Đây là cây lan kiếm có mặt hoa dạng cánh bầu đẹp nhất hiện nay.

Chúng có sức sống mạnh mẽ, nhanh lên mầm ấm chậu. Củ nở vạm vỡ, cổ lá mở. Lá ngắn, thường hơi vặn vỏ đỗ. Bản lá bóng láng, dày dặn, vươn thẳng, to đến 6-7 cm. Mai Hoa Tiên Vũ khi lên chậu đủ lực nhìn không hề kém cạnh so với Phan Trí – Hoàng Long.

Lan kiếm Hoàng Long

Lan kiếm Hoàng Long được biết đến với mệnh danh là quân vương trong số các loài lan còn lại. Tuy nhiên, lan kiếm hoàng Long khá hiếm.

Chúng có hoa màu vàng bắt mắt, sở hữu vẻ sang trọng thanh tao, mùi thơm khá đậm. Cánh hoa bầu xếp khít lại cân đối với nhau. Cần hoa kiếm hoàng long có màu xanh, lưỡi trắng ánh hồng nhẹ tạo điểm nhấn khiến hoa càng thêm quyến rũ. Hoa nở vào lúc 8 – 12 giờ là đẹp nhất.

Lan kiếm Vị Hoàng

Dù là người mới chơi lan hay những nghệ nhân đã chơi lan lâu năm thì đều sở hữu cho mình một cây lan kiếm Vị Hoàng. Chính vì vậy, loại lan kiếm này được mệnh danh là cây kiếm “quốc dân”.

Lan kiếm Vị hoàng có 2 thùy đầu lá xanh sạch. Bẹ lá nhiều gân, bản lá vừa phải (5cm đổ lại) không dày nhưng khá cứng.  Khi nở, hoa có mùi thơm dịu nhẹ. Thùy giữa của lưỡi vươn ra có viền trắng và các chấm hoa văn đa dạng sắc thái. Hai thùy bên của lưỡi đượm màu mắm làm bệ đỡ cho trụ nhụy vàng óng. Chính cái trụ nhụy sạch, vàng rực rỡ là điểm nhấn làm nên tên tuổi của Vị Hoàng Kiếm. Cần hoa xanh, thẳng với sự phân hoa đều nhau trên cần. Hoa văn của lưỡi mỗi lần đơm hoa có thể biến thiên ít nhiều. Đầu trụ nhụy (mũi) sạch hoàn toàn, nhưng cuống trụ nhụy một số bông có thể biến thiên, lem chút màu sẫm.

Lan kiếm rừng xanh Huế

Loại lan này như đúng với tên gọi, hoa có màu vàng pha xanh. Bộ lá của lan kiếm rừng xanh Huế giương cao thẳng tắp, bản lá rộng chắc tầm 6 cm.

Hoa của chúng có 5 cánh, với sắc xanh ngọc khá đẹp. Nơi cuống lưỡi màu trắng có điểm thêm vệt xanh ngọc lan lên toàn trụ nhụy. Bông hoa khi nở mang màu sáng, vẻ đẹp không lần vào đâu được, long lanh dưới ánh nắng nhìn rất thích mắt.

>>> XEM THÊM: Bí quyết kích thích hoa lan Cattleya ra hoa khỏe mạnh