Bật mí 9 kinh nghiệm mua lan rừng chuẩn nhất

Kinh nghiệm 1. Đối với 1 số loài như phi điệp, ý thảo, long tu, u lồi, ngọc thạch, phật bà, xoắn… nói chung là các loại lan thân dài, rễ nhỏ, mọc chùm:

Cần chú ý kỹ mắt ngủ ở gốc, không bị đen hay thúi, hư hoặc khô. vì mua về coi như vứt!
Rễ và lá ko cần chú ý kỹ lắm, nếu lá bị dập, rễ quá khô cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc sống chết của lan. nhưng làm tăng thêm kg => tốn tiền.
Thân cây phải không bị dập hoặc gãy quá nhiều.

Kinh nghiệm 2. Đối với các loài đơn thân rễ to như Ngọc Điểm, Cáo, Chồn, Hải yến, Hỏa Hoàng…

Phải chú ý thật kỹ lá non nhất, xem có bị đốm đỏ, ủng thối hay khô đen hay không? Vì nếu bị như vậy thì cây chỉ có chết không sống được!
Chú ý thứ 2 là vào phần thân gốc (giáp ranh giữa cuống lá cuối cùng và gốc già khô) xem nó có bị gãy, dập hay không? vì nếu có thì cũng vứt!

Thứ 3, khi cầm thân cây lên tay, dùng 2 ngón tay xoay nhẹ như vê điếu thuốc lá, nếu cây tốt thì không có hiện tượng lá và thân lắc lư rời rạc! còn nếu có thì đừng mua, chết chắc đó!

Kinh nghiệm 3. Đối với các loài như kontum, sừng, vạch đỏ, trinh bạch, ngọc trúc…

Chú ý thật kỹ vào gốc và rễ, xem thử có bị đen, xỉn vàng, đốm đen hay không? nếu có thì cây không bao giờ ra keiki, từ từ cũng sẽ chết.
Thứ 2 chú ý vào thân, bóp nhẹ vào thân đang bị úa màu hoặc có dấu hiệu chuyển màu hơi đỏ, nếu bóp thấy mềm => cây đã tiêu rồi.
Thứ 3 khi lựa mua lan thuộc nhóm này, cũng nên mua cụm nhiều, đừng mua cây rời rạc 2- 3 nhánh!
Thứ 4 lá phải xanh, không có dấu hiệu đen hoặc vàng.

Kinh nghiệm 4. Đối với các loại đại bạch hạc, bạch hỏa hoàng (bellatulum), kim điệp thơm, kim điệp thường, đơn cam… các loại lan thân nhỏ, rễ chùm, mọc theo chùm:

đây là các loại lan bạn nên mua mảng lớn, không mua mảng rời rạc. Thân phải còn tươi, không khô héo hoặc dập. Mua khi cây còn lá, lá cũng phải nhìn tươi tốt, không có dấu hiệu rách hoặc dập. Bộ rễ phải còn nhiều, không bị cắt hoặc đứt dập.

Kinh nghiệm 5. Đối với các loại thủy tiên: đây là loài lan yêu thích nhất vì cây rất khỏe, dễ sống, hoa đẹp và thơm

Khi mua thì chỉ cần chú ý mắt ngủ thôi! Nếu các mắt ngủ tốt thì lấy ngay. Môt số người cẩn thận còn xem thân cây có mập tròn hay ko nữa mới lấy! Bộ rễ phải không bị gập.

Kinh nghiệm 6. Địa lan và lan hài: loại này cũng dễ trồng

Chú ý kỹ xem củ giả có bị dập hay không? Gốc có bị dập không?
còn mấy vấn đề còn lại chủ yếu ở lá non có bị úa hay úng không thôi!

Kinh nghiệm 7. Lan lọng, tục đoạn, thanh đạm: nói chung là rất rễ trồng

Chú ý mua nhánh có nhiều giả hành là tốt nhất.

Kinh nghiệm 8. các loại như vẩy rồng, vẩy rắn, trứng bướm…: các loại lan sống bám, thân sát vào gỗ.

Chú ý các củ giả không bị dập, mua mảng lớn càng tốt.
Trứng bướm thì chú ý lá và thân không dập là được! nhưng muốn kiếm loại này hơi khó!

Kinh nghiệm 9. Các loại thân mảnh như trúc mai, trúc mành…

Chú ý thân có bị khô hay ko? có bị gãy gập hay không? Các đốt thân có bị téc hay trầy không? vì keiki mọc ra đây!
Có rời rạc hay ko? vì nên mua theo chùm, rời rạc quá khó chăm sóc trong Sài Gòn.

Chúc các bạn lựa chọn được những loại lan rừng ưng ý!

(Sưu tầm)