Bạn đã biết cách chăm sóc lan mùa mưa hiệu quả nhất?

chăm lan mùa mưa

Lan là một loài hoa mang vẻ đẹp bậc nhất trong các loài hoa cùng với những ý nghĩa vô cùng đặc biệt của mỗi loại. Chính vì vậy lan là loài cây được rất nhiều người trồng và săn đón hiện nay. Nhưng để có những giò lan đẹp, độc, lạ không phải điều dễ dàng mà ai cũng có thể trồng được. Lan là loại cây kiểng rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết. Ngoài ra, lan còn nổi tiếng với khả năng chịu úng kém nhưng chịu hạn tốt của mình. Do đó, vấn đề chăm sóc lan mỗi khi thời tiết mưa ẩm triền miên như hiện nay luôn là vấn đề đang được nhiều người chơi lan quan tâm. Cùng Vuonlan.net tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Các loại bệnh lan dễ mắc phải mùa mưa 

Bệnh đốm lá của lan

Tác nhân: Nấm Colletrotrichum gloesporiodes hay Glomerralla cingulata gây ra. Nguyên nhân một phần do người trồng tưới qua nhiều nước, nguồn nước nhiễm bệnh.

Triệu chứng: Trên lá lan xuất hiện một hay vài đốm màu vàng sau chuyển dần sang màu nâu. Sau đó lan sang xung quanh và các đốm cũng lớn dần.

Phòng trị: Cần phát hiện kịp thời và cắt ngay các đoạn lá xuất hiện các đốm vàng. Sau đó xịt thuốc Topsin, Kitazin, Thiram. Nếu không có loại thuốc trên, dùng zineb cũng được (15-20 g thuốc hòa tan trong 10 lit nước) mỗi tuần phun một lần (nếu nặng có thể mỗi tuần 2-3 lần).

chăm lan mùa mưa

Bệnh thối đọt của hoa lan 

Tác nhân: Nấm Phytophtora palmivora gây ra. Nước đọng lại ở bẹ lá, cổ rễ, nõn làm tăng độ ẩm và ổ nấm ủ bệnh sinh trưởng.

Nguyên nhân: làm cho chồi non lan bị đen lại. Ban đầu ở gốc các lá non có màu nâu nhạt, sau đó trở thành đen và rụng lá. Bệnh lan dần xuống thân và làm chết cả cây.

Phòng trị: Cũng như các bệnh khác, cần phát hiện kịp thời và cắt bỏ đi phần bị bệnh và làm khô môi trường quá ẩm ướt xung quanh hoặc đưa lan cách ly.

Nếu bệnh có chiều hướng gia tăng, cần hòa tan thuốc Thiram với liều đậm đặc, rồi bôi ngay vào chỗ bị bệnh, nhằm diệt ngay ổ bệnh. Ngoài ra cần xịt thuốc với nồng độ đậm hơn.

chăm lan mùa mưa

Bệnh thối rễ và gốc của hoa lan 

Tác nhân: Nấm Pellicularia rolsii và Sclerotium rolssi gây ra.

Triệu chứng: Do lan được trồng trong chậu và rễ bị che lấp nên phát hiện bệnh kịp thời. Thông thường, lan sẽ chậm phát triển, kèm theo có lá úa vàng, cần đưa toàn bộ câ ra khỏi giá thể để kiểm tra bộ rễ ngay.

Phòng trừ: Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn bệnh vừa phát triển thì lấy toàn bộ cây ra khỏi chậu, phun thuốc trực tiếp vào bộ rễ và ngưng việc tưới ẩm cho bộ rễ.

Nếu cần có thể ngâm ngập để cổ thân cây Phong lan trong dung dịch Sunphat đồng 1% hoặc dung dịch Bordo. Sau đó, trồng mới lan vào chất trồng khác. Nên chọn giá thể có kích thước to để dễ dàng việc tưới nước, hạn chế sử dụng chất trồng quá nhuyễn.

chăm lan mùa mưa

>>> Bạn có thể xem thêm:Tổng hợp phân bón hữu cơ cho lan từ phụ phẩm nhà bếp

Phương pháp làm bạt che mưa chắn gió cho lan

Nguyên nhân phải che mưa cho lan 

+ Đối với dân chơi lan thành phố với sở thích sưu tầm lan, hạn chế về diện tích trồng (ban công, sân thượng). Thêm vào đó nhiệt độ trung bình thành phố thường cao hơn 2-3 độ so với thông thường. Do đó, lan dễ bị sốc nhiệt khi gặp mưa xuống.

+ Đối với người trồng lan sản xuất, đồng nghĩa với diện tích trồng lớn, khó quản lý hơn. Mùa mưa, với số lượng lan nhiều là nguồn ủ bệnh và khi bộc phát sẽ để lại hậu quả lớn cho người trồng lan.

Yếu tố đáng lưu ý khi làm mái che cho lan 

+ Mái che nên thiết kế hai tầng để gió vào khoảng trống đó, giúp ko khí lưu thông tốt tránh nóng, hầm ở vườn lan khoảng cách ấy cỡ 30 cm là vừa đủ.

+ Tùy vào loại lan, tuổi cây, cách chăm sóc mà có chiều cao mái hợp lý, trung bình vào khoảng 2 m đối với lan trồng trong thành phố và 3,5 m đối với lan sản xuất quy mô lớn.

+ Đối với cây con, người trồng nên trang bị thêm bọc nilon trong suốt để hạn chế hạt mưa to tiếp xúc trực tiếp với lá lan.

+ Cần che chắn chung quanh vườn được che lưới và thiết kế làm sao có thể mở ra và đóng vào 1 cách dễ dàng, giúp không khí lưu thông tốt nhất. Đặc biệt trong mùa mưa nên mở lưới cả 4 phía cho vườn thông thoáng, chất trồng mau khô ráo và cây ít bị tác động của nấm bệnh.

chăm lan mùa mưa

>>> Đọc thêm:Mách bạn cách làm GE nha đam hiệu quả cho lan

Ảnh hưởng của nước tưới trong mùa mưa 

Hạn chế tưới nước cho lan, khoảng từ 7-10 ngày chúng ta nên tưới một lần cho lan bằng nước sạch để hạn chế những chất bụi bẩn, axit có trong nước mưa gây hại cho rễ. Độ ẩm lúc này cũng rất cao nên luôn nhớ giữ cho vườn lan thông thoáng, sạch sẽ. Và thường xuyên phun thuốc trừ hại các loại nấm.

Trên đây ;à phương pháp chăm sóc cho lan mùa mưa mà Vuonlan.net muốn chia sẻ đến quý độc giả. Chúc bạn có những giò lan tuyệt đẹp như ý muốn mình nhé.