8 nguyên nhân khiến hoa lan không nở hoa

Có bao giờ bạn trồng một chậu lan đã lâu mà mãi chưa thấy lan ra hoa? Hãy tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản khiến lan ra hoa chậm mà Yêu Hoa Lan chia sẻ dưới đây nhé!

8 nguyên nhân khiến hoa lan không nở hoa

1. Không đủ ánh sáng

Ánh sáng không đầy đủ là nguyên nhân số một của việc khiến hoa lan không ra hoa hoặc ra hoa không đồng đều. Dendrobium, Cattleya, và Cymbidium là ba giống lan phổ biến đòi hỏi điều kiện ánh sáng tốt. Nếu hoa lan của bạn bị giới hạn trong ngôi nhà hoặc văn phòng, bạn cần tạo điều kiện cung cấp đủ ánh sáng để hoa lan phát triển và nở hoa.

2. Quá nhiều ánh sáng

Lan được đặt trực tiếp dưới ánh mặt trời có thể khiến cây bị cháy nắng. Hơn nữa sự dư thừa ánh sáng nhân tạo cũng có thể ngăn chặn sự nở rộ. Nếu bạn đang sử dụng đèn nhân tạo, hãy sử dụng bộ hẹn giờ để mô phỏng chu kỳ ánh sáng tự nhiên.

>>> Đọc thêm: Cách chăm sóc chậu hoa phong lan sau khi mua về

3. Đa dạng nhiệt độ

Hầu hết hoa lan thích nhiệt độ ấm áp như những cây trồng nhiệt đới. Tuy nhiên, cây cũng cần trải nghiệm với sự khác biệt nhiệt độ để kích thích nở hoa. Nếu có thể, hãy để hoa lan của bạn trong nhiệt độ ban đêm cao hơn khoảng 10 độ so với nhiệt độ ban ngày trong 2 tuần lễ khi bắt đầu mùa lan.

4. Dinh dưỡng cho hoa lan

Mặc dù hoa lan không phải là loại cây cần nhiều thức ăn và dinh dưỡng. Nhưng bạn vẫn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để đạt hiệu quả ra hoa tốt nhất. Loại phân bón tốt nhất là phân bón không chứa urê, cung cấp nitơ ngay cả khi không có hoạt tính vi sinh vật phổ biến và phong phú trong đất vườn.

5. Khi nào hoa lan nở hoa?

Trong một vườn hoa lan nhiều loại, có những loại nở hoa vào mùa hè, có loại nở hoa vào mùa thu hoặc mùa đông hay mùa xuân. Thật ra người trồng lan có thể tạo ra hoa lan trong nhà kính bằng cách thay đổi ánh sáng và nhiệt độ. Bạn hãy xác định đặc tính hoa phong lan. Sau đó tìm hiểu chu kỳ nở tự nhiên của nó. Hoa lan Vanda nở hai đến ba lần một năm, với mỗi chu kỳ nở kéo dài đến sáu tuần. Ngược lại, hoa Cattleya và Cymbidium thường chỉ nở hoa một lần.

6. Khi hoa lan phát triển vượt kích thước chậu

Thay đổi chậu trồng hoa lan là công việc khá khó khăn cho người trồng lan. Khi cây lan trưởng thành, kích thước chậu không còn đủ để phát triển tốt, rễ của chúng có thể bị nghẹt thở do thiếu sự thông thoáng. Cũng có một số loại phong lan thật sự khó chịu khi vùng rễ của chúng bị xáo trộn. Do đó dẫn đến việc ngừng nở hoa từ 6 tháng – 1 năm khi được thay chậu mới.

Để xác định xem cây lan của bạn có cần được thay chậu mới hay không, hãy đánh giá hệ thống gốc rễ. Nếu nhiều hơn một hoặc hai rễ đang leo trên mép của chậu, đó có thể là thời gian để bạn thay chậu hoặc thậm chí là tách cây lan ra để duy trì sự phát triển và ra hoa tốt nhất.

7. Tưới quá nhiều nước

Lan sống trong môi trường quá ẩm ướt cũng không thể nở hoa và có thể đó còn là nguyên nhân ban đầu khiến cây suy giảm và c.hết đi. Hoa lan đang nở hoa khi nhận được quá nhiều nước có thể làm rụng lá. Hoa lan cần được phát triển trong môi trường đủ độ ẩm nhưng không ngập nước. Hãy điều chỉnh lịch tưới nước cho hoa lan của bạn. Nếu rễ chuyển sang màu nâu là dấu hiệu của việc bạn đang tưới quá nhiều nước. Lá nhăn nheo cũng là dấu hiệu của việc tưới quá ít hoặc quá nhiều nước.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bắt bệnh lan thông qua lá và rễ

8. Tưới không đủ nước cho hoa lan

Nếu phong lan của bạn trở nên quá khô, thiếu nước tưới, lá sẽ hút nước dành cho sự phát triển chồi. Và thật là buồn khi nhìn thấy những nụ hoa lan được chờ đợi từ lâu của bạn ngả màu vàng, nhăn nheo và rụng đi. Nếu lịch trình bận rộn của bạn khiến bạn quên tưới nước thường xuyên, hãy thiết kế ngay cho vườn lan của bạn hệ thống tưới tự động đơn giản giúp tưới nước đúng và đủ, hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển và ra hoa của hoa lan.

Nguồn: Tổng hợp