3 cách ghép lan phi điệp tại nhà hiệu quả nhất

Chắc hẳn với giới lan cái tên Lan phi điệp không còn lạ lẫm gì bởi nó quá phổ thông và rất nhiều người săn đón. Trong số đó có những người chơi lan thực thụ, có những người vừa mới tập chơi, có những nhà đầu tư kinh doanh theo trend. 3 cách ghép lan phi điệp tại nhà hiệu quả nhất. Vì vậy chắc hẳn nhiều người chưa biết cách ghép lan phi điệp hiệu quả, bài viết dưới đây xin giới thiệu 3 cách phổ biến và hiệu quả nhất.

Lan phi điệp thuộc chi hoàng thảo ( theo wikipedia) hay còn thân thòng, dòng lan này không quá kén chọn giã thể bạn có thể lựa chọn: dớn, vỏ thông, rêu, gỗ nhãn…. để làm giã thể ghép

1, Ghép lan Phi điệp và dớn, các loại gỗ.

Ghép phi điệp

Đây là giã thể được sử dụng phổ biến nhất khi ghép lan phi điệp bởi đặc tính bền với thời gian không mối mục lan dễ bám dễ ghép. Dớn được bán rất nhiều ở các cửa hàng vật tư trồng lan đính chính xác là thân cây dương xỉ ở rừng khai thác về. Sau bước chuẩn bị giã thể bạn thực hiện các bước sau để ghép lan vào

Bước 1:

Nếu lan phi điệp của bạn khai thác từ rừng về thì bạn phỉ cắt bỏ rễ dập gãy còn nếu hàng thuần thì không cần thiết. Lựa chọn số khóm vừa đủ với 1 giã thể tránh dày quá.

Bước 2:

Bạn chuẩn bị ống vòi nhựa cắt thành các dải nhỏ khoảng bằng ngón tay út và súng bắn ghim

Bước 3:

Lựa chọn những thân to để dưới, thân nhỏ để trên để đảm bảo thân to không che hết thân nhỏ làm cây phát triển không đều. Dùng súng bắn ghim và dây nhựa đã cắt cố định khóm lan phi điệp với dớn để đảm bảo không bị rơi ra khi có tác của ngoại lực.

2, Ghép lên cây tươi.

Với cách này bạn cần chọn những cây sống đã sống lâu năm, thân to, khỏe, cây không có nhựa như cây nhãn, vải, vũ sữa, hoặc cau. Để ghép vào loại giã thể này bạn cũng cần đảm bảo các bước sau:

Bước 1:

Nếu cây bạn mua là loại vừa mới khai thác từ rừng về thì bạn cần phải cắt bỏ những rễ dập nát, treo ngược cây lên khoảng 3 ngày để vết thương cắt bỏ khô lành lại.

Bước 2:

Chọn vị trí của cây để ghép vào, cần lựa chọn vị trí thuận tiện khi ghép phi điệp lên tránh ngã. Các bạn nên lựa chọn những cành ngang để khi thân cây rủ xuống cũng rất đẹp mắt và dễ ghép

Bước 3:

Cố định thân phi điệp vào cành cây đảm bảo phi điệp không bị rung phần rễ để tránh tổn hại đến rễ non của cây. Bạn nên phun kích rễ mỗi tuần hai lần để đảm bảo phi điệp ra rễ mới bám vào thân cây.

Ghép phi điệp

3, Ghép phi điệp vào rêu, vỏ thông cắt nhỏ.

Ghép phi điệp


Với giá trị của Phi điệp ngày càng cao, các nhà vườn thường muốn chăm sóc tối ưu, tăng lượng phân bón hấp thụ để cây nhanh lớn, qua đó cũng kiểm soát được dịch bệnh và các loại côn trùng. Chính vì những điều này mà họ đã chuyển phi điệp ghép từ giã thể sang trồng vào chậu ( có thể chậu nhựa, sứ, gỗ…) với giã thể chính là rêu rừng, hoặc vỏ thông.

Bước 1:

Vẫn như trên nếu bạn mới mua lan từ rừng về cần phải xử lý các rễ gãy dập, nát treo ngược lên để vết cắt lành lại. Nếu bạn mua cây vào mùa đông thì không nên ghép ngay mà nên để đến sang xuân thì cho lan vào chậu.

Bước 2:

Chuẩn bị chậu, một ít xốp, vỏ thông hoặc rêu. Bẻ xốp thành các hình vuông để lót dưới các chậu, ngâm vỏ thông, rêu vào nước vôi trong để diệt khuẩn tránh nấm mốc lây bệnh. Sau đó nén chặt rêu xếp lên phía trên lớp xốp hoặc vỏ thông lên.

Bước 3:

Cố định khóm lan phi điệp vào chậu đã xếp sẵn rêu hoặc vỏ thông. cho châu lan treo ở nơi cao ráo, thoáng gió, tưới đều, khi khóm phi điệp đã ra rễ non nên bón phân chậm tan để cây hấp thụ tốt hơn.

Nguồn: Sưu tầm.