Thuận lợi và khó khăn của các cách trồng lan hiện nay

cách trồng lan

Trồng lan hiện nay được xem là một trong những thú vui tao nhã của rất nhiều người. Lan không chỉ khoe sắc góp phần làm đẹp không gian mà còn là người bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe mọi buồn vui của bạn.

Sau khi tạo được điều kiện hợp lý cho lan phát triển thì kiểu trồng lan như thế nào cho hợp lý cũng là điều khiến nhiều người băn khoăn. Hiện nay có 3 cách trồng hoa phong lan chính là: trồng treo, trồng trên thân cây và trồng trong chậu. Những kiểu trồng như thế có gì thuận lợi và khó khăn? Mời các bạn cùng Vuonlan.net tìm hiểu cách trồng của từng loại nhé.

1. Trồng lan theo kiểu treo trên giàn

Đây là một trong nhưng cách trồng lan mới và khá mạo hiểm vì cây lan chỉ treo lủng lẳng bằng một sợi dây cột dính vào thân cây. Cách trồng này có ưu điểm là loại bỏ được các mầm bệnh gây ra do các riêu bám thành chậu, rễ cũng không bao giờ bị úng do nước, không tốn chậu và môi trường trồng ( than, gạch hay dơn). Thông thường người trồng không treo hay buộc thân cây vì sẽ ảnh hưởng đến sự vận chuyển chất dinh dưỡng hay sự phát triển của cây , người trồng thường chọn một chiếc chậu nhựa rất nhỏ để đặt cây lên đó, chậu không cần cho giá thể, rễ lan sẽ bám vào cái chậu nhựa nhỏ này để đứng vững.

cách trồng lan

Tuy nhiên kiểu trồng này cũng có những nhược điểm như lượng phân bón sử dụng  cho mỗi lần tưới vô cùng tốn kém. Điều kiện trồng này đòi hỏi phải luôn có độ ẩm cao hơn và phải ổn định để cây không bị cuốn lá. Hợp với các dòng lan ưa sự thông thoáng của rễ, cây cần nhiều nắng và gió. Cách trồng này chỉ áp dụng ở những giống lan có độc trụ, cụ thể như Vanda Ascocentrum, Ascocenda, một vài cây lai của dòng giáng hương…

>>>>> Đừng bỏ qua những kỹ thuật trồng hoa lan khác mà bạn nên biết hãy xem ở đây

2. Trồng lan theo kiểu thân cây

Với cách trồng này lại được phân ra thành hai loại là thân cây sống và thân cây chết.

Thân cây sống

Phong lan trồng trên những thân cây sống thường áp dụng ở những nơi công cộng hơn là trồng riêng ở những hộ gia đình, chúng có tính cách sưu tập hơn là thẩm mỹ. Mục đích của cách trồng này chính là góp phần xây dựng lại một không gian thiên nhiên thu hẹp. Số lượng giống đòi hỏi phải nhiều và rất khó làm nổi bật vẻ đẹp của hoa lan. Với cách trồng này thì không phải hoa lan nào cũng có thể sống cũng như phát triển tốt được.

cách trồng lan
Đặc tính của lan rừng

Bạn có thể sử dụng những loại cây sau  để trồng phong lan ở khu vực thành thị như:

Cây sao hay còn gọi là cây giá tị giả – Berrya mollis; Cây sao – Hopea Odorata; Cây me chua – Tamarindus indica; Cây vú sữa – Chrysophyllum Cainnito; Cây vừng – Careya Arorea

Ngoài Bắc lan có thể được ghép lên cây nhãn, cây lộc vừng, cây cau, cây xoài … (theo một số người trồng lan thì những cây không cho nhựa trắng là có thể ghép được)

Một điểm bạn cần lưu ý với kiểu trồng này chính là bạn phải chú ý đến giờ chiếu sáng đối với điểm trồng lan, vì những cây có tán cây to sẽ che khuất thân.

>>> Lan Tam Bảo Sắc vẻ đẹp khó cưỡng lại

Trồng lan trên thân cây chết (trồng lan lên khúc gỗ trong Nam thì có Vú sữa, ngoài Bắc thì có gỗ Nhãn)

 

Đây là cách trồng phổ biến và thường được khuyến khích vì mật độ trồng cao và cây phát triển nhanh ít bị sâu bệnh. Trong các loại cây thì vú sữa chính là loại cây thường được ưa chuộng nhất để thực hiện cách trồng này. Theo một nghiên cứu trong bốn năm cho thấy hoa phong lan phát triển trên thân cây khô phát triển gấp 1,5 lần so với những cây trồng trong chậu.

Với cách trồng này thì bạn có thể sử dụng vú sữa có chiều dài khoảng 1,5m và có thể cả nhánh. Bạn có thể dựng đứng thân vào trong chậu và giữ vững chúng bằng gạch vụn hay xi măng đổ vào gốc.

Phương thức này có rất nhiều những ưu điểm là cây phát triển nhanh, hiếm xuất hiện những mầm bệnh hay thối rễ, mật độ trồng cao. Có thể tạo ra một số lượng lan nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Phương pháp này giúp cho các nhà vườn phát triển các giống lan của mình.

Phương pháp này áp dụng tốt cho những giống hoa phong lan như Dendrobium, Cattleya, Ascocenda, các loại lan thuộc dòng giáng hương, đai châu, vũ nữ…. Một khuyết điểm duy nhất chính là rất khó bán và rất khó trưng bày vì không ai lại muốn mua một cây lan trổ hoa bị đứt rễ do nhổ ra khỏi thân cây.

>>> Vẻ đẹp quyến rũ của Lan Đơn Cảm cùng xem tại đây !

3. Trồng phong lan trong chậu (chậu gỗ, chậu nhựa, chậu đất nung)

Trồng lan trong chậu
Trồng phong lan trong chậu

Là cách trồng phổ biến nhất với người yêu lan ở khu thành thị vì tính tiện dụng như có thể mang đi trưng bày ở phòng khách, bán hay làm quà tặng mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nó. Trồng lan trong chậu thì đòi hỏi phải có những bước chuẩn bị hết sức cẩn trọng để phong lan có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Cách trồng này phù hợp với hầu hết các loại lan vì khả năng giữ ẩm cho cây và thoáng cho rễ.

– Chọn chậu để trồng lan: Một chậu lan hoàng hỏa phải đảm bảo những yêu cầu về kích thước sau:

+ Kích thước vừa phải và nên phù hợp với tầm cỡ của cây lan, chậu phải thật thoáng khi được nhúng nước. Chất lượng của sét và đọ nung phải đảm bảo sao cho chậu không đóng rêu.

+ Miệng chậu không nên có gờ vì rất khó khăn cho việc gắn ti tơ buộc chặt cây lan mới bám rễ. Nên sử dụng loại chậu tráng men vì rễ rất khó bám vào thành chậu và với loại này cây rất ít bị bám rễ.

+ Loại chậu gỗ thường được dùng để trồng các loại cây đơn thân vì gỗ có thể giữ ẩm tốt và không bị mục. Quả dừa khô, để nguyên và bạn có thể tạo vài lỗ thoát nước ở đáy cũng là một trong những loại chậu lý tưởng để trồng lan.